Posted by: bsngoc | 21/10/2011

Bác sĩ của ta không kém bất cứ ai ?

Một đồng nghiệp nổi tiếng, thuộc nhóm đàn anh của tôi, mới đây tuyên bố trên báo chí rằng trình độ bác sĩ VN chẳng thua các đồng nghiệp nước ngoài. Đọc những phát biểu của anh tôi phải thốt lên câu nói quen thuộc. Đó là “ấu trĩ”.

Trẻ con là những đứa hay thích khoe khoang. Nếu nghe qua những tranh cãi trong sân trường chúng ta dễ dàng nhận ra một điểm chính. Đó là so sánh hơn thua. Chúng không bao giờ chịu thua ai và lúc nào cũng tự nâng mình cao lên. Chúng tìm mọi cơ sở so sánh để làm cho mình cao hơn bạn bè. Đứa thì dựa vào cái xe đạp mới mua để lên mặt. Đứa dựa vào sự thành đạt của cha mẹ để hạ thấp bạn bè. Chúng ta gọi những so sánh đó là ấu trĩ, là chuyện trẻ con.

Dĩ nhiên, không ai đánh giá cao những so sánh của trẻ con. Những so sánh đó không có ý nghĩa nhiều vì tác giả của chúng là trẻ con. Trẻ con là những đứa “trẻ người non dạ” hay “ăn chưa no, lo chưa tới” nên có những so sánh thiếu suy nghĩ. Thiếu suy nghĩ xuất phát từ đầu óc còn non nớt của chúng, chưa đặt vấn đề trong cái khung rộng lớn hơn và chưa xem xét hết những tình huống chung quanh. Tuy nhiên, cái hay của những so sánh trẻ con cũng có ích bởi vì qua đó chúng ta biết tác giả chúng đích thực là trẻ con.

Chúng ta thử đọc một so sánh sau đây xem có phải là trẻ con hay không?

Trình độ điều trị của các bác sĩ trong nước không thua bất cứ quốc gia nào. Riêng về K, thậm chí bác sĩ Việt Nam tiếp xúc với nhiều loại ung thư hơn nên còn có nhiều kinh nghiệm hơn trong chữa trị, điển hình là điều trị ung thư vú

Ai là tác giả của câu nói ấn tượng đó? Xin thưa, đó là câu nói của một đồng nghiệp đàn anh, một người rất nổi tiếng đình đám trong y giới. Ông là giáo sư. Ông còn được phong hàm “thầy thuốc nhân dân”. Một loại phẩm hàm chỉ có ở các nước xã hội chủ nghĩa. Là bác sĩ lăn lộn trong nghề gần 40 năm trời, nghe câu nói đó tôi cũng thấy vui lắm. Bây giờ tôi mới biết mình là một cá nhân trong tập thể bác sĩ xuất sắc ở Việt Nam, một tập thể bác sĩ “không thua bất cứ quốc gia nào”, thậm chí còn “có nhiều kinh nghiệm hơn trong chữa trị”. Ôi, những lời nói quá ư ấn tượng, nó có hiệu quả chẳng khác gì liều thuốc ngủ cho người đau đầu.

Đau đầu vì tình hình y tế vẫn còn quá ngổn ngang. Bệnh viện quá tải. Hai ba bệnh nhân nằm chung giường. Hệ thống đào tạo lăng nhăng, thầy không ra thầy, thợ chẳng phải thợ. Loạn chuẩn mực dẫn đến một thế hệ thầy cô bất tài. Thầy cô bất tài đào tạo ra vài thế hệ “bác sĩ” càng bất tài. Hậu quả là người dân lãnh đủ. Tiền chi cho dịch vụ sức khỏe không đem lại lợi ích như mong muốn. Lãnh đạo cao cấp và những người giàu có bỏ chạy ra nước ngoài điều trị. Họ không còn tin tưởng vào hệ thống y tế mà chính họ có phần trách nhiệm dựng nên. Trong điều kiện như thế mà có người tự tin tếu nói rằng chúng ta chẳng thua kém ai! Thế có phải là ấu trĩ hay không?

Tôi cảm thấy câu tuyên bố của vị đồng nghiệp hoàn toàn trống rỗng. Vì nó không có ý nghĩa gì cả. Vì nó chẳng có chứng cứ gì cả. Dựa vào chứng cứ gì để nói rằng chúng ta – tập thể bác sĩ Việt Nam – không thua kém các đồng nghiệp ở nước ngoài? Dựa vào tiêu chuẩn gì để nói rằng chúng ta không thua kém đồng nghiệp nước ngoài? Chẳng lẽ chúng ta tiếp xúc nhiều với ung thư là chúng ta hơn đồng nghiệp nước ngoài hay sao? Ôi, thật là một quan niệm hết sức trẻ con. Chẳng khác gì cách nói “tôi biết bắt cá bằng cách lặn dưới bùn nên tôi giỏi hơn anh”. Người bắt cá không biết rằng mình còn đi bắt cá trong bùn là vẫn còn ở vị trí dưới đáy giếng. Ngồi dưới đáy giếng nên không thấy trên mặt giếng, chẳng thấy ai ngoài mình, và thế là tự khen mình tài giỏi! Thật là tội nghiệp. Anh bạn đồng nghiệp ơi! Anh hãy nói cho đồng nghiệp quốc tế biết tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư là bao nhiêu. Anh hãy nói cho đồng nghiệp quốc tế biết bao nhiêu bệnh nhân anh đã chữa thành công và bao nhiêu anh đã thất bại để lại di chứng cho người ta. Anh hãy nói cho đồng nghiệp quốc tế biết tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện là bao nhiêu. Hãy nhìn kỹ và nhìn thẳng vào bệnh viện K của anh!

Theo tôi, đó là câu nói phản ảnh trình độ cá nhân. Anh đồng nghiệp tôi trong thâm tâm có lẽ muốn nói rằng “Trình độ điều trị của TÔI không thua bất cứ đồng nghiệp nào trên thế giới. Riêng về K, TÔI thậm chí tiếp xúc với nhiều loại ung thư hơn nên TÔI có nhiều kinh nghiệm hơn trong chữa trị, điển hình là điều trị ung thư vú”. Anh lộng hình ảnh của anh cho tất cả bác sĩ Việt Nam, kể cả bác sĩ chuyên tu và tại chức. Vì anh thấy anh giỏi nên anh nghĩ các bác sĩ khác cũng giỏi như anh. Anh chỉ nhìn thấy ung thư, nhưng anh cố gắng phóng đại cho các chuyên ngành khác. Nhưng bình tâm suy nghĩ, tôi phải hỏi có thật sự anh giỏi không? Trên đời này có bác sĩ nào so sánh trình độ của mình với đồng nghiệp khác một cách công khai trên báo chí. Ngày nay, phần lớn chương trình điều trị đều nương theo những phác đồ mà đồng nghiệp phương tây soạn thảo dựa vào những nghiên cứu của họ. Người bác sĩ vừa là một nghệ sĩ vừa là một nhà khoa học. Chúng ta có thể đo lường khía cạnh khoa học, nhưng làm sao đo lường được khía cạnh nghệ thuật của người bác sĩ. Nếu đo lường khoa học thì tôi chắc rằng anh đồng nghiệp đàn anh của tôi chỉ là một hạt cát trong sa mạc chuyên ngành ung thư học. Điều này tôi biết rõ. Hãy đọc sách của vị đồng nghiệp đó thì biết. Còn thành tựu của anh trong điều trị ung thư thì tôi không có ý kiến gì nhưng tôi cũng chưa thấy bất cứ chứng cứ nào để nói anh kém, bằng hay hơn đồng nghiệp khác, nhất là hơn các đồng nghiệp nước ngoài. Ai dám mở miệng để nói như thế phải là người có suy nghĩ khá trẻ con.

Tôi tự hỏi có phải đó là một câu nói của những kẻ mắc bệnh tự ti. Đó là một căn bệnh tâm lý. Người với bệnh tự ti có mặc cảm rằng mình thấp kém hơn người khác. Từ mặc cảm đó, người mắc bệnh tự ti muốn san bằng sự thấp kém bằng cách phóng đại những thành công của mình qua những phát ngôn ấn tượng. Cách nói của anh đồng nghiệp theo tôi thể hiện tâm lý tự ti, vì thấy mình kém cỏi nên mới “nổ” để tự sướng. Tự sướng cũng là một tâm lý của trẻ con.

Tôi thấy đó cũng là một câu nói an ủi của những kẻ thấp kém. Điển hình là câu này “Gần đây, tại Hà Nội cũng như TPHCM, nhiều bệnh viện như Việt Đức, Nhi trung ương, Bạch Mai, Chợ Rẫy, ĐH Y dược, Từ Dũ… còn giảng dạy cho nhiều khóa các bác sĩ nước ngoài trong lĩnh vực phẫu thuật nội soi, hiếm muộn …” Xin hỏi dạy cho ai? Dạy cho đồng nghiệp Thái Lan, Lào, Campuchea, hay Pháp, Mỹ? Thế nào là “dạy”? Chỉ mổ minh họa một vài ca cho đồng nghiệp nước ngoài xem mà gọi là “dạy” thì thật là lộng ngôn. Được mời nói chuyện 10 phút trong một hội thảo của một nước láng giềng gồm 50 người tham dự, vậy mà về nước thì “nổ” là “dạy” là “giảng” thì đúng là quá trẻ con. Trẻ con vì không hiểu được bản chất và cái tầm của buổi hội thảo. Đúng là “khôn nhà dại chợ”. Đồng nghiệp được mời đi giảng thật sự không ai khoe một cách trẻ con như thế.

Đó còn là một nhận xét nguy hiểm. Tự cho rằng chúng ta hơn người, đã dạy người, làm cho chúng ta tự mãn. Tự mãn nên không thèm học hỏi ai. Không học hỏi người thì trình độ chuyên môn sẽ dần dần lùn theo thời gian và theo sự phát triển của chuyên ngành. Tự mãn là một căn bệnh kinh niên trong các đồng nghiệp của tôi. Chính vì căn bệnh này mà kiến thức của bác sĩ Việt Nam còn rất kém, rất thấp và rất lạc hậu. Không tin thì thử vào các hội thảo khoa học do các công ty dược tổ chức sẽ thấy các bác sĩ ta làm gì trong đó? Họ ngủ gục vì họ không hiểu bài giảng. Nhưng họ rất nhanh nhẩu khi đến giờ ăn trưa và đi thu lượm các quà cáp của công ty dược!

Riêng cá nhân tôi thì không dám nói mình hơn ai. Thật ra, tôi thú nhận tôi kém hơn đồng nghiệp ngoại quốc. Nhất là kém về kiến thức. Những kiến thức tôi gặt hái được trong trường y sau hai mươi năm bao cấp XHCN không có CME thì làm sao tôi dám nói hơn ai! Những chữ cái A C T G tôi học lõm bõm 40 năm về trước nay chỉ là kiến thức của trẻ con trung học. Sách giáo khoa 40 năm trước đến nay không còn phù hợp nữa. Do đó, tôi dốt. Tôi càng thấy mình dốt hơn khi đi nghe các giáo sư nước ngoài giảng trong các hội thảo của công ty dược tổ chức vì có khi tôi không hiểu họ nói gì cả. Nhìn những bức ảnh histo của họ tôi càng không biết ý nghĩa là gì. Những giáo sư ngoại quốc đó chắc chắn không điều trị nhiều bệnh nhân hơn tôi. Họ có thể còn lạ lẫm với những ca bệnh tôi từng có kinh nghiệm trong gần 4 thập niên qua. Nhưng tôi không bao giờ dám nói mình không kém hơn họ, càng không dám nói mình hơn họ. Tôi chấp nhận tôi kém hơn họ. Tôi chấp nhận như thế để tôi còn có dịp đi học, đi nghe họ giảng.

Tôi nghĩ không ai đi so sánh trình độ bác sĩ giữa các nước. Nước nào cũng có một vài bác sĩ nổi tiếng. Nổi tiếng trên báo chí chứ chưa hẳn trong thực hành. Không ai ngu xuẩn để đi so sánh trình độ bác sĩ A với bác sĩ B chỉ qua sự nổi tiếng. Lấy gì để nói bác sĩ A tài giỏi hơn bác sĩ B? Nếu phải so sánh, người ta so sánh về hệ thống y tế giữa các nước chứ không ai so sánh giữa các cá nhân. Nếu tập thể bác sĩ chúng ta tài giỏi và thông minh, tại sao chúng ta không tổ chức được một hệ thống y tế như Thái Lan? Tài giỏi gì mà để hàng vạn bệnh nhân tiền mất tật mang? Tại sao phải gửi một mẫu da qua Mỹ để xét nghiệm nếu chúng ta quả thật tài giỏi? Nếu ta quả thật tài giỏi, tại sao phải để các lãnh đạo đi ra nước ngoài điều trị, như ông Võ Văn Kiệt phải đi Singapore? Lãnh đạo bỏ đi điều trị nước ngoài có nghĩa là họ không tin vào khả năng của hệ thống y tế Việt Nam.

Tôi hỏi một anh bạn đồng nghiệp cùng lớp đang hành nghề ở California rằng bên ấy có đồng nghiệp nào mạt sát người khác trên báo không, anh cười lớn nói: coi chừng hầu tòa. Ấy vậy mà ở cái xứ CHXHCN Việt Nam của tôi, có đồng nghiệp viết trên giất trắng mực đen như sau:

Việc điều trị cho cháu phải cẩn thận hơn với người khác bội phần! Theo tôi được biết, trình độ về tâm thần của thành phố Hồ Chí Minh còn thua kém Hà Nội nhiều lắm”, và “… tôi không phục anh về chuyên môn nên không thể tin tưởng mù quáng đến mức mà tin vào những lời anh hứa hẹn được”.

Chưa hết, vị “tiến sĩ” này còn không quên quảng cáo cho … chính anh ta:

Nếu cần một người có chuyên môn rất cao về tâm thần, nói giỏi, làm hay và có nhiều nhiệt tình, hãy tìm đến tôi-Tiến sỹ Bùi Quang Huy, chủ nhiệm khoa Tâm thần-Bệnh viện 103.

Đó là phát biểu của một người tự xưng là tiến sĩ Bùi Quang Huy. Đó là câu phát biểu hội đủ tất cả điều kiện của một người với bộ não chưa trưởng thành. Ấu trĩ. Một con người tự khoe mình có “chuyên môn rất cao”, “nói giỏi”, “làm hay”, “có nhiều nhiệt tình”. Thật chưa thấy ai trơ tráo hơn. Càng chưa thấy một người có học vị “tiến sĩ” nào hợm hĩnh như thế. Đây đúng là một loại sinh vật hiếm cần phải bảo vệ để cho hậu thế trên thế giới chiêm ngưỡng.

Người tự tin không ai khoác lác và “nổ”. Người Việt có câu “thùng rỗng kêu to” để chỉ những người khả năng thật thì kém mà nói thì cứ như nổ tạt đạn. Người có tự tin và khả năng thật cân nhắc biết người biết ta. Biết cái hay của người và biết cái kém của ta. Biết cái hay của ta nhưng cũng nhận ra cái kém của người. Công chúng Việt Nam không cần những bác sĩ nổ; họ cần những bác sĩ có y đức và có thực tài. Nếu không chịu khiêm tốn học hỏi mà cứ liên tục nổ như vị đồng nghiệp đàn anh kia hay như sinh vật hiếm với bằng “tiến sĩ” tôi vừa đề cập, tôi e rằng đồng nghiệp nước ngoài sẽ nhìn chúng ta như là những đứa trẻ mắc bệnh tự ti.


Responses

  1. Ôi !.!.!…ở cái xứ “thiên đường xã hội chủ nghĩa” này, các “đỉnh cao trí tuệ” có thua kém thiên hạ cái gì đâu ?
    NGHÈO thì cũng NGHÈO hơn thiên hạ !
    HÈN thì cũng HÈN không thua ai !
    DÓC thì cũng không ai DÓC bằng !
    …. hic..hic..

    • Bệnh viện đang quá tải, hôm qua người thân củ tôi đả gần 70 tuồi đi khám lại mỗi tháng, từ sáng đến 7g tối còn ở BV để lãnh thuốc. Sao mấy Ông không cho xây thêm BV mà làm chi nhiều sân goll vậy BS. Tôi thấy nói gì thì nói cái tốt của ” ngụy quyền” gấp 100 lần hơn bây giờ, vậy mà mấy ổng luôn nói tự hào, không biết tự hào cái gì đây? Chả lẽ tự hào đã đưa nước VN nầy gần đến chổ diệt vong? Cái xấu của Xã hội trước 75 có 10, cái xấu bây giờ hơn gấp 100 nghìn. Thật đáng xấu hổ cho cái chốp bu lãnh đạo ba trời ba trật nầy

    • Từ bác trong BS nghĩa là uyên thâm bác lãm vậy mà ở VN ta ngày nay lấy BS cũng khó gì, cứ mấy năm y sĩ của trường vớ vẩn nào đấy rồi chuyên tu chắp vá mấy năm nữa cũng BS đùng đùng như ai, tôi ra trường cũng gần 20 năm rồi, nhớ ngày ấy mình học rất khá, học 15h/ngày mà thi rớt lên rớt xuống, suốt bao năm mình cũng chịu đọc sách lắm mà thưc tế thấy kiến thức mình cũng chả ra hồn gì, thậm chí nghĩ mình mang nỗi danh BS đúng nghĩa chưa, vậy mà thấy nhiều vị học bổ túc văn hóa lấy băng cấp III (nói thật PT bậc 2 giải chưa thông) rồi chuyên tu tại chức tá lả rồi cũng lấy BS, thậm chí ngồi ghế lãnh đạo oai như cóc cũng chỉ đạo tá lả bùng binh (đa phần lý lịch tốt) mà lại chỉ đạo chuyên môn mới ác chứ, nói như vi GS hay TS nào bảo trình độ BS ta không thua ai thì thật rùng mình đó, thật sự không nói quá, nhiều vị tốt nghiệp BS chuyên tu tại chức rồi chưa nắm rõ hết viên thuốc cảm cúm như APC, Decolgen… đó. Đáng giận thay mà cũng đáng buồn thay. Thật đồng tình và chia sẽ với anh Ngọc về những trăn trở.

    • Bạn chưa rõ rồi, kinh tế năm nào chả báo cáo là tăng trưởng, mà thực sự có tăng trưởng, chẳng qua là tăng trưởng lại và chỉ làm giàu cho một số ít nhóm nào đó thôi chứ sãi phải quét lá đa, công nhân thì cứ nhà trọ muôn năm, nông dân thì cứ trời mưa đất chịu, vậy thôi. Khi nào tiến lên CSCN rồi thì vật chất nhiều hơn không khí tha hồ mà hưởng, lúc đó tôi và bạn chỉ ngồi nói dóc cũng sướng như tiên lo gì (đó gọi là sướng ru không tốn một đồng)

  2. Đây thật sự là một bệnh nan y trong chế độ XHCN; chỉ một xã hội như vậy mới có những người như Hoàng hữu Phước trở thành đại biểu quốc hội.

    • Một ngộ nhận hết sức nông nổi thậm chí là lạc hậu và ngu xuẩn khi cho rằng mấy năm học y sĩ và mấy năm chuyên tu là đào tạo ra BS. Thực tế 6 năm ở đại học y khoa chỉ học khái quát, những năm mới tốt nghiệp vừa làm vừa học theo một chuyên khoa suốt thời gian dài mới có được trình độ cơ bản. Đièu lý tưởng nhất là đại học không cần thi đầu vào, chỉ xiết chặt đầu ra, cấp bằng đúng theo trình độ và tất nhiên phải chống được gian lận trong thi cử, mà điều này hiện nay gần như là viễn tưởng quá, đáng giận thay mà cũng đáng buồn thay.

  3. Dung nhu Bac Si noi , do la mot su thuc ma rat it ” nha ” phan tich cho ro rang . Au tri vi thay minh nho nhoi , thua kem , ngheo va hen nen phai NO , de chung to minh khong thua kem ai . Mot dien hinh rat nho nhat nhung bieu lo cho cai tam ly thua kem va thap hen do la cau noi de doi sau nam 1975 cua nhung nguoi chien thang :” o mien Bac TV co ma chay day duong .”.
    Tren phuong dien Quoc Gia bay gio no tro thanh dich , thanh benh man tinh roi , hau nhu moi cai neu co the deu tro thanh nhat the gioi , dung dau the gioi , co nhu vay moi ru ngu duoc nguoi dan va khoa lap di cai su ngheo hen , thap kem va lac hau cua minh .
    Cung xin phep gop y voi Bac SI “TAC dan” chu khong phai “TAT dan”.
    Chuc Bac Si nhieu suc khoe .

  4. 1.Có thể nói, vào bệnh viện (BV) bây giờ, ngoài việc phải tận mắt chứng kiến những đớn đau, máu me, chết chóc, phòng bệnh chật chội, hai – thậm chí ba người phải nằm chung một giường – chưa kể có BV người bệnh phải nằm dưới đất, ngoài hành lang, thì cái mệt mỏi nhất vẫn là mối quan hệ giữa con người với con người – hay cụ thể hơn là giữa bác sĩ, điều dưỡng, người bệnh và thân nhân người bệnh.
    Thoạt nhìn, thì bác sĩ và điều dưỡng tại các BV rất bận. Hầu như lúc nào cũng thấy họ tất bật. Giường này kiểm tra dấu hiệu sinh tồn, giường kia cho thở máy, giường nó đặt ống dẫn lưu… Có lẽ vì thế, rất ít khi thân nhân người bệnh có cơ hội tiếp xúc hay trao đổi, hỏi han về tình hình của người nhà mình với bác sĩ. Lắm trường hợp vào viện cả ngày mà chẳng hề được bác sĩ giải thích bệnh lý, hoặc chỉ thăm khám sơ sài, mặc cho thân nhân hoang mang, lo buồn! Nếu có thắc mắc thì câu trả lời luôn luôn là: Ưu tiên giải quyết cho những người bị nặng trước!
    Nhưng đáng sợ nhất có lẽ là cách ăn nói của một số bác sĩ và điều dưỡng. Không chỉ với người trẻ hơn họ hay bằng họ, mà cả những người lớn tuổi, đáng vai cha, chú họ, họ cũng thản nhiên biểu lộ thái độ vô cảm của mình, trái ngược với đạo lý ngành Y mà họ đã từng thề thốt trước ngày họ cầm trên tay tấm bằng “thầy thuốc”. Có lần trong một BV, tôi tận mắt chứng kiến một bà cụ khoảng 70 tuổi, lúc vừa thấy một bác sĩ đi ngang, bà rụt rè hỏi về tình trạng của đứa cháu. Thế nhưng, ông bác sĩ làm như không nghe thấy, cứ đều đều rảo bước. Lo lắng quá, bà cụ chạy theo sau, lập lại câu hỏi thêm lần nữa. Thật bất ngờ, ông bác sĩ quay lại, gằn giọng: “Tôi đã nói hôm qua rồi, bộ bà không hiểu sao. Đầu óc bà chứa cái gì trong đó?”.
    Một lần khác, sau khi nhận tờ đơn thuốc, bệnh nhân là một phụ nữ đã hỏi về một loại thuốc mà vị bác sĩ đã viết trong đơn. Thay vì giải thích, vị bác sĩ nói như tát nước: “Chị là bác sĩ hay tôi là bác sĩ, tôi đã cho thuốc đó thì chị cứ đi mua, đừng hỏi tới hỏi lui, mất thì giờ!”. Nhiều thân nhân người bệnh, cho biết: “Bác sĩ còn đỡ, chứ điều dưỡng họ chửi thê thảm hơn nhiều. Thôi thì vì tính mạng của con, em mình, nên ráng cúi đầu chịu nhục”. Một phóng viên của một tờ báo lớn khi đưa em gái vào sinh tại một BV trong thành phố, cũng đã phải “cúi đầu chịu nhục” với một nữ hộ sinh. Anh bạn phóng viên, kể: “Cùng vào phòng chờ sinh với em gái tôi, còn có một sản phụ khác. Trước khi vào, cô hộ sinh ấy đã yêu cầu cả hai phải gởi tư trang, điện thoại di động ở ngoài cho người nhà”.
    Suốt đêm hôm ấy, em gái anh của anh phóng viên đau đớn, quằn quại nhưng mỗi lần cô hộ sinh vào kiểm tra, thì chỉ nhận được câu trả lời lạnh lùng: “Cổ tử cung chưa mở hết” trong lúc giường bên kia, sản phụ nằm chung được cô hộ sinh ân cần thăm hỏi, chích thuốc giảm đau. Thấy tội nghiệp, sản phụ kia mới mách nhỏ cho cô em của anh phóng viên: “Nói người nhà cho họ ít tiền đi, rồi nhờ họ chích thuốc”. Thế nhưng điện thoại thì đã gởi ở ngoài, và người nhà lại không được phép vào phòng cách ly thì làm sao mà nhắn? Vẫn sản phụ kia mách nước: “Mượn điện thoại của cô hộ sinh ấy. Gọi 1 cuộc 1 phút, trả cho cô ấy 10 nghìn đồng”.
    Nhắn người nhà, trả tiền điện thọai xong, cô hộ sinh mới phán một câu rất lạnh lùng: “Ai biểu không biết điều ngay từ đầu. Thuốc giảm đau 1.200.000 đồng một mũi”. Thế nhưng đến trưa, cô hộ sinh đổi ý không chích nữa. Hỏi ra mới biết là người nhà chưa… bồi dưỡng cho cô tiền!.
    Chịu không nổi, anh bạn phóng viên kể lại cho tôi. Nghe xong, tôi bấm điện thọai gọi lãnh đạo BV, và chỉ nói rằng một nhà báo có đứa em ruột đang nằm chờ sinh, rồi nhờ BV quan tâm giúp đỡ. Hai tiếng sau đó, cô em gái của anh phóng viên lập tức được mổ bắt con ngay.
    Sáng hôm sau, khi vào thăm đứa em, và vừa nhìn thấy anh phóng viên, cô nữ hộ sinh kia đã vội vã chạy đến, xin lỗi rối rít. Cô thanh minh rằng vì công việc căng thẳng quá, nên cô có những lúc… lỡ lời!
    Những cảnh như thế diễn ra hàng ngày, và diễn ra thường xuyên ở nhiều BV đã khiến người bệnh gọi chệch hai chữ “nhà thương” thành “nhà ghét”, hoặc “lương y như… kế mẫu”, hoặc mỉa mai bằng mẩu chuyện tếu: “Khi còn là sinh viên trường Y, thầy mong các học trò phải có chữ “nhẫn” – nghĩa là nhẫn nại trong học tập, nhẫn nhịn khi bị người bệnh la hét. Sau khi ra trường, cần có thêm chữ “tâm”. Nói tóm lại, đã là bác sĩ thì phải… “nhẫn tâm”. Điều đáng buồn là sự “nhẫn tâm” này thường thấy xảy ra ở một số bác sĩ lớn tuổi, có nhiều năm kinh nghiệm nghề nghiệp chứ ít gặp ở giới bác sĩ trẻ. Phải chăng những bác sĩ trẻ, vừa ra trường thì bầu nhiệt huyết trong họ vẫn còn sôi sục, và những bài học về Y đức trong tâm khảm họ vẫn còn rất rõ nét?
    2. Không chỉ thiếu Y đức trong việc đối xử với bệnh nhân và thân nhân của họ, một số ít bác sĩ, điều dưỡng còn coi bệnh nhân là cơ hội để kiếm tiền. Hai năm trước, khi một tờ báo mạng mở diễn đàn về y đức, đã có cả nghìn người viết thư phản ảnh tình trạng thiếu y đức ở nước ta mà trong đó, nhiều ý kiến nêu cụ thể vụ việc, tên bác sĩ, điều dưỡng cùng bệnh viên nơi họ làm việc. Thôi thì đủ kiểu: Có bệnh nhân – sau 1 tuần điều trị thì được cho xuất viện. Mọi thủ tục hành chính đã xong, bệnh nhân nói với nhân viên BV xin được trả lại quần áo mà BV đã phát cho mặc trong thời gian nằm viện nhưng nhân viên BV dứt khoát không chịu nhận, nói để đến chiều vì đang…bận! Năn nỉ mãi không được, bệnh nhân mới nhỏ nhẹ: “Chị nhận giúp em, số tiền đặt cọc em nhờ chị lấy giùm và xin gởi tặng chị”. Thế là chị nhân viên BV cười rất tươi: “Em cứ yên tâm về. Sau này nếu phải vào đây, cần gì thì cứ gặp chị”. Chao ơi, chỉ 100 nghìn đồng tiền đặt cọn quần áo thôi, mà con người ta đã đổi khác. Ở nhiều BV, thân nhân người bệnh rỉ tai nhau, rằng khi chích thuốc, nếu không muốn bị đau thì phải bỏ vào túi điều dưỡng cho họ năm, mười nghìn; thay băng nếu không “biết ý” thì bị giật, xé thô bạo. Đêm trước ngày người nhà lên bàn mổ, phái biết điều với bác sĩ sẽ mổ cho người nhà mình bằng cái phong bì. Tất cả rồi đã trở thành một cái “lệ”, nó phổ biến đến nỗi ai không làm theo thì đó là chuyện bất thường.
    Thế vẫn chưa hết, một vài bác sĩ còn sử dụng ngay chính căn bệnh của bệnh nhân để “ăn”. Theo nguyên tắc, bệnh nhân bị ung thư đã mổ ở tuyến dưới thì khi chuyển lên tuyến trên, không được phép mổ dịch vụ. Thế nhưng có bác sĩ vẫn gợi ý cho người nhà bệnh nhân “xin” được mổ dịch vụ. Một số bác sĩ trong đơn thuốc kê cho bệnh nhân, thì thế nào cũng phải có một, hai loại mà mình được hưởng hoa hồng từ nhà sản xuất, hoặc kê những loại thực phẩm chức năng với giá trên trời. Một bác sĩ ở một BV công đã thẳng thắn: “Khi bỏ ra một số tiền lớn để được vào làm việc, thì phải kiếm cách thu hồi lại”. Mà “cách” ấy ở đâu ra nếu không phải từ chính bệnh nhân và gia đình họ. Điều đặc biệt là hiện tượng “kiếm tiền” chỉ thấy xảy ra ở hầu hết những bệnh viện công, chứ bệnh viện tư rất hiếm gặp. Giám đốc một bệnh viện công, nói: “Cho nghỉ việc một nhân viên không phải là chuyện đơn giản vì phải qua khoa, phòng kiểm điểm, góp ý, nhận xét, rồi lại còn công đoàn, thanh niên, phụ nữ…” trong lúc ở các BV tư, làm không được là biến!.
    Nhưng nói như thế không có nghĩa là BV tư không xảy ra tình trạng thiếu Y đức, mà nó xảy ra dưới những dạng khác. Tại một bệnh viên tư nằm ở cửa ngõ phía Tây TP HCM, bệnh nhân viêm dạ dày do vi khuẩn (HP), theo phác đồ điều trị thì uống thuốc từ 7 đến 14 ngày nhưng bác sĩ của BV này cho bệnh nhân uống 1 tháng, chưa kể có loại thuốc chỉ uống 1 viên vào buổi tối vì nó gây buồn ngủ, lại được bác sĩ cho uống cả sáng lẫn chiều, báo hại bệnh nhân là một sinh viên, vào lớp cứ gật gà gật gù như người nghiện! Một trung tâm chẩn đoán y khoa có tiếng hàng đầu TP HCM cũng thế, bệnh nhân viêm dạ dày do vi khuẩn HP, cũng bị kê đơn điều trị 3 đợt, mỗi đợt… 30 ngày, tốn hàng chục triệu đồng. Một BV tư ngoài cơ sở chính tại TP HCM, còn có chi nhánh ở một số tỉnh, thành thì chuyên “ăn” vào các khoản chẩn đoán hình ảnh. Bệnh nhân bị viêm xoang trán, xoang bướm, vào BV ngoài việc thử máu, chụp X quang hộp sọ 2 tư thế Hirtz, Blondo, thì còn nội soi… dạ dày với lời giải thích: “Dịch xoang tiết ra, xuống họng, nuốt vào có thể gây viêm dạ dày”, rồi siêu âm tổng quát, chụp cắt lớp (MRI). Có bác sĩ còn nổi tiếng với câu nói: “Tôi khám giá cao là do chuyên môn của tôi cao… Ai muốn tôi khám với giá 500.000 đồng thì đăng ký, không đồng ý thì đăng ký khám ở bác sĩ khác”.
    3. Công bằng mà nói, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cũng có trách nhiệm trong việc làm giảm y đức của bác sĩ, điều dưỡng. Có người vào BV thì lập tức rải tiền, rải từ điều dưỡng đến bác sĩ trực mà mục đích chỉ nhằm cho mình được theo dõi, điều trị, săn sóc đặc biệt hơn những người khác, còn người nghèo lắm khi phải chịu hai nỗi đau: Nỗi đau thứ nhất do căn bệnh, còn nỗi đau thứ hai do thái độ cư xử giữa người và người. Có BV hạng 2 chỉ gồm 300 giường, nhưng thường xuyên nằm 450 đến 500 bệnh nhân. Tình trạng quá tải dẫn đến thiếu giường, thiếu nhân viên…, khiến bệnh nhân và người nhà của họ phải chạy vạy, xin xỏ. Nhiều người nói rằng, chính bệnh nhân đã làm “hư” thầy thuốc; bệnh chưa phải là nặng, nhưng đã cuống quýt lên rồi hy vọng “phong bì” sẽ là chiếc đũa thần, làm lành bệnh…
    Vì thế, nếu tăng viện phí, nhưng vẫn tồn tại tình trạng y bác sỹ không coi việc y đức làm đầu, không trau dồi trình độ chuyên môn thì chẳng những chất lượng khám chữa bệnh không tốt lên mà còn tạo cơ hội cho tiêu cực, nhũng nhiễu hoành hành.

    .
    .

  5. Thưa BS Ngoc,
    “Bác sĩ của ta không kém bất cứ ai “… Đúng chứ không sai nhưng đúng trong cái tầm nhìn “hạn hẹp” không quá cái không gian bễnh viện nhỏ bé & đúng trong tầm nhìn của một người “THỢ THUỐC” chứ không phải”THẦY THUỐC”.
    Anh hàng thợ thì chỉ loanh quanh trong cái kiến thức”THỢ” của mình & có thể anh ta đạt tới kỷ sảo cao nhất của tay nghề điều này cũng bình thường thôi nhưng mãi mãi trong suốt cuộc đời anh ta cũng vẫn là anh hàng thợ…
    Thế giới ngày nay người ta đang cố gắng làm sao để những thứ bệnh tật này nó phải tuyệt chủng đó mới là tầm nhìn cũa người”THẦY THUỐC”.Chúng ta hay nói”PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH”thế thì cái vế thứ 2 nó không đánh giá được điều gì cả để mà tự hào…
    Giáo sư,Tiến sĩ nhiều như lá trên rừng nhưng cái kim may cũng phải mua nhập
    từ ngoài thì cũng đủ đánh giá cái giá trị thực tế rồi…

  6. Căn bệnh trầm kha này từ ĐCSVN mà ra!Đại hội đảng lần nào mà chả thành công tốt đẹp(chỉ tốt đẹp cho thành phần đảng viên gộc) mà người dân Việt vẫn xuất khẩu cô dâu,buôn người(buôn bán phụ nữ và sức lao động…),xuất khẩu Ô sin…

  7. This is a clear case of Dunning & Krugger Effect. A tendency of incompetent people who overestimate their own levels of skills and their failing to recognise their own inadequacy.
    (Would BS Ngoc please write an aticle of this subject in Vietnamese for the interest of readers of your own blog, referred to Wikipedia for further information)

  8. “Tôi hỏi một anh bạn đồng nghiệp cùng lớp đang hành nghề ở California rằng bên ấy có đồng nghiệp nào mạt sát người khác trên báo không, anh cười lớn nói: coi chừng hầu tòa”
    BS Ngoc oi, nhung bac dang mat sat TS Huy do ?

    • Bởi tại Luật họ rõ ràng, chứ ta cứ nói đã đời tít mặt báo rồi đính chính trong góc, thậm chí kêu án nhốt oan mấy năm thả ra có sao đâu. Bạn thấy đó, công an gây rối cho ra khỏi nghành, lại chuyển sang hải quan, bó tay.com luôn

  9. Dường như cái ý chính ông GS BS muốn nói (trong bài viết BS Ngọc đã dẫn) là muốn người dân tin tưởng vào y tế Việt Nam đặc biệt là ngành K. Có vẻ như GS bức xúc vì người dân đổ qua BV Ung thư Quảng Châu để khám và điều trị K nên mới có cái so sánh “Trình độ điều trị của các bác sĩ trong nước không thua bất cứ quốc gia nào. Riêng về K, thậm chí bác sĩ Việt Nam tiếp xúc với nhiều loại ung thư hơn nên còn có nhiều kinh nghiệm hơn trong chữa trị, điển hình là điều trị ung thư vú”. Và đáp lại trong một bài quảng cáo trên báo Thanh Niên, BV ung thư Quảng Châu có viết đại ý ” trình độ điều trị ung thư của TQ đi trước phương Tây 5 đến 10 năm là vì BS TQ tiếp xúc rất nhiều bệnh nhân K…” hihi.
    Là một người trong ngành Y, xin BS Ngọc cho biết thực sự trình độ, khả năng điều trị K của Việt Nam so với các nước khu vực như TQ, Singapore là thế nào?

  10. Làm gì mà Bác Ngọc nóng thế? Vị bác sĩ ấy không phải tự sướng hay tự nghĩ ra rồi phát biểu nghênh ngang nhé, BS Ngọc nói như thế là oan chó đàn anh của BS rồi.VN mình, cái gì mà lãnh đạo nói là đúng đếch cải, đếch bàn luận, phải thẩm du lộn tí, đếch thẩm tra lại vì tất cả chân lý. Bác CT Triết nói :
    “Nhiều ca phẫu thuật khó, phức tạp, kỹ thuật cao đã được các chuyên gia và y – bác sĩ của BV thực hiện thành công. Điều này chứng tỏ tay nghề, trình độ của thầy thuốc Việt Nam có thể sánh ngang một số nước phát triển trong khu vực và thế giới” – Chủ tịch nước nhận định.
    Bác Bùi Quang Huy nói đếch có sai , dân miền nam đúng là ngu hơn và giờ hơn dân miền bắc là đúng rồi
    Coi thử tại sao các quan chức 80% là người MB ? Vậy là người MN và miền Trung ngu mới không làm quan chứ được. Bác thủ thống kê xem bao nhiêu bộ trường người MN và MT so với MB,rồi vụ trưởng , cục trưởng , tổng giám đốc các tập đoàn , tổng công ty, công ty nhà nước là ai? đủ mọi loại lãnh vực. Chấp luôn MB so với 2 miền còn lại ,nhưng ưu thế tuyệt đối vẫn nghiên về MB. Đấy nhé, MB bọn em là thông minh , giỏi hơn các bác.

    • Asi chà, MB còn có cái giỏi hơn nữa kia, bọn Tàu cũng sợ luôn đó

    • Ông mb ? Ai ngu thì tui chưa biết Chứ thấy ông ngu Là có rồi ,ông có biết tại răng dân mb làm quan to không ?đó Là vì cs chiếm mn nên phải đêm người Cai trị Chứ ông và đó cũng Là chính sách bấc thành Văn …kính thưa ông ,chúc sức khoet

  11. Đại GS BS đó là một bác sĩ “nổ”, lên được nhờ thời thế sau năm 1975 nhiều bác sĩ giỏi ra đi, ông ở lại và được lòng ông T nên lên như diều gặp gió (GS là do “đặc cách”, ở đây chúng ta không biết từ “đặc cách” là gì, phải chăng đây cũng là một loại Giáo sư “chuyên tu” ?).

    Do cai trị theo kiểu độc tài trong suốt một thời gian dài không ai thay thế tại TTUB, không ai dám phát biểu ngược lại ý kiến mình, nên GS xa dần thực tế lâm sàng, không còn mổ xẻ được, và bắt đầu có những lộng ngôn (giống kiểu độc tài Sadam Hussein ngày xưa) mà chúng ta đã thấy như trên, hoặc những câu về ung thư như “Trong chẩn đoán ung thư, lâm sàng là quan trọng nhất, Giải phẫu bệnh lý chỉ là thứ yếu??!”, hoặc ông ấy đã phát biểu nhiều lần trong các bài báo của Kim Sơn (TT) để bài bác chống lại việc phòng chống ung thư cổ tử cung bằng vaccin chống HPV đã được Tổ chức Y tế thế giới công nhận… Ít ai biết những sự thật về ông trong những ngày ông mang tiếng “tu nghiệp” tại Mỹ, thực tế trong thời gian này, theo lời bà Việt Kiều chủ nhà nơi ông ở trọ tại Boston, ông Hùng do tiếng Anh quá kém nên cứ trốn ở nhà, ít khi đến bệnh viện hoặc các hội nghị, sinh hoạt trong ngành…

    Cách đây khoảng trên dưới 10 năm, bác sĩ D tại ĐHYD đã là một nạn nhân của ông. Chị D vô cùng trách móc ông đại giáo sư trước khi chị mất.

    Một số thí dụ cụ thể cho quí vị đồng nghiệp biết thêm về một GS BS chuyên về chính trị nhiều hơn là Y khoa như trên. Thời gian vừa qua và sắp tới, chúng ta sẽ còn nhiều dịp để nghe những lộng ngôn của ông GS BS này.

    • Kể BS Uy nghe câu chuyện thật 100% và xin phép giâu tên, ông giám đốc Sở Y tế tui cũng là BS (trình độ văn hóa thấp không tưởng) trong một cuộc họp mới khoe ngày xưa trong chiến tranh chong đèn cầy ông mổ, anh lãnh đao đơn vị mình buộc miệng nói : tôi biết và biết cả chưa có ca nào anh mổ mà bịnh nhân sống cả, mà thực tế vậy đó, tất nhiên sau đó là cuộc chửi rủa thôi. Tôi kể thật anh đừng nghĩ là tôi kể chuyện hài đâu, thật không thể thật hơn đó

  12. Bọn cộng sản là một lũ dối trá khoác lác ,”dối trá và khoác lác” lại trở thành chất cơ bản tạo ra bọn cộng sản…
    BÀI THƠ NAM QUỐC SƠN HÀ KHÔNG PHẢI CỦA LÍ THƯỜNG KIỆT và vấn đề nói dối nói thật của người Việt ta.
    http://vanchuongplus.blogspot.com/2011/10/bai-tho-nam-quoc-son-ha-khong-phai-cua_21.html
    … góp ý với tác giả: nhà thơ Trần Nhuận Minh đã thú nhận tội lỗi thì nên đặt tựa cho chính xác là “…vấn đề nói dối nói thật của Việt cộng”,
    …chứ tại sao lại vẫn quơ đũa cả nắm “…vấn đề nói dối nói thật của người Việt ta.”..!.!.!
    Người miền Nam trong chế độ Việt Nam cộng hòa,có ai dối trá như bọn Việt cộng đâu ?.?.?.

  13. ban co biet la VN cai gi cung nhat k??

  14. Người dân thường mà nghe các Bác huênh hoang như thế thì tin chắc là Việt Nam mình BS và GS giởi ngang hàng với các nước tiên tiến rồi- nhân chuyện này mới nhớ lại ngày xưa rất nhiều bác nói rằng hỏa tiển của LX là bậc nhất thế giới, máy bay Mix của LX thì Mỹ không so sánh nỗi, Cái gì của phe ta cũng nhất cả.
    Nhiều bác trí thức nhà mình chưa thoát khỏi cái tự hào kiểu của các bác nhà nông, trái ngô nhà tôi làm ra thế nào cũng to nhất làng.

  15. Riêng từng người VN, tôi phải công nhận rất giỏi, bàn tay vàng đấy.
    Nhưng người VN thua thế giới ở hệ thống quản lý, hệ thống quản lý rất tồi
    Kể từ năm 1975 đến nay đất nước này đã mất nhiều thứ: mất tính vị tha, chỉ còn tính vị kỷ, mất văn hóa chỉ còn lợi ích cá nhân, Núi rừng tây nguyên tan hoang, các thành phố ách tắc giao thông, có tiền mua được nhiều thứ: bằng cấp, chức vụ, chính sách, luật pháp.
    Do đó mua bằng BS là chuyện bình thường, phần gánh chịu là người dân, những người dân nghèo khổ
    Bệnh viện quá tải vì lý do là cần phải thu thật nhiều
    Khi nào công tác quản lý tốt, mọi chuyện sẽ hết.
    Bao giờ? Chờ đến bao giờ……

  16. ” con Bò đưa sang Liên xô cũng thành …tiến sĩ ( bò , trâu ) ! ”
    Như vậy chánh hiệu con nai vàng là những lời phát biểu của các…TIẾN SĨ BÒ văn TRÂU…rồi các bác ạ !!!

  17. Nhieu bac si VN cuc ky vo trach nhiem. Toi di kham benh mot so benh vien gia kham tu 50.000d/lan kham den 400.000d/lan kham, toi that su bat man vi bac si kham qua loa , hoi han suc khoe ve trieu chung so sai , bat can den noi , quo quao dai 1 xap benh an cu xi ma toi kham cach day 2 nam doc va giai thich ( ho tuong la la benh an moi nhat ) toi phai nhac nho. Tham chi khong doc het cac ket qua XN rat quan trong nhu mo trong mau, toi cung phai nhac nho. Ho lam cho nhanh de con thi gio kham cho nguoi khac. Cach lam viec cua ho rat thuong mai va cau tha. Toi kham benh o Hoa Hao, bac si viet ket qua sieu am toi co nang buong trung phai va trai, nang ben trai co vach ,co tu cung viem nang. Hoang qua, toi chay qua Singapore thi hoi oi! Toi bi tien ung thu co tu cung giai doan 1.Buong trung trai khong co nang, buong trung phai co nang nhung lanh tinh.
    Cach day 5 nam, chong toi dau bung di kham tai phong kham tu nhan, bac si bao nghi viem ruot thua, nhap vien khan cap o Hoan My.Luc do da 8h toi , y ta do huyet ap va cho sieu am, ket luan viem ruot thua, chong toi duoc dua vao phong mo khan cap, trong khi cho bac si, chong toi duoc nam tren guong truyen nuoc bien, Bac si vao kham thay mat chong toi tuoi roi , ong ay hoi han va bieu chong toi xuong dat nhay vai cai xem co dau bung khong? Chong toi xuong dat nhay tung tung khong thay dau gi ca , bac si bao thao day truyen thuoc di ve nha nghi ngoi!
    Toi xac nhan co mot so it bac si rat co trach nhiem voi benh nhan nhung ma it thoi!

  18. Kính gửi BS Ngọc
    1 – BS Ngọc viết về BS GS ở bv K ( sài gòn ) : “…Hãy nhìn kỹ nhìn thẳng vào bệnh viện K của anh ”
    Theo ngu ý của tôi không phải bệnh viện của hắn đâu, mà là bệnh viện của nhà nước đấy, hắn chỉ là người làm thuê thôi. ông chủ của hắn cho anh mấy miếng xương và khuyến khích anh ấy để lòe để bịp dân đen đó mà BS Ngọc

  19. Nếu thật sự hoa đẹp hoa thơm thì hãy để thiên hạ bầu chọn và thưởng thức. Tâm ý tự ti khốn nạn nhất là cứ tưởng tự bưng mình lên ắt sẽ bằng hay hơn thiên hạ. Căn bệnh này là do đứt mạch mắc cở !

  20. Cám ơn Bs Ngọc đã viết một bài ấn tượng. Khen bác thì chắc thừa, nhưng phải nói bác viết logic đâu ra đấy.

    Về so sánh bs ta và đồng nghiệp quốc tế thì tôi nghĩ câu nói của vị đồng nghiệp đàn anh đó cũng chẳng mấy sai. Tôi có nói chuyện với một đồng nghiệp, anh ta nói thế này: bs Đức quốc xã rất giỏi vì họ có thể mổ xẻ bệnh nhân mà chẳng cần hỏi ai, họ có thể mổ những trường hợp mà bs có y đức không ai dám làm. Bs Việt Nam cũng giống giồng thế thôi. Trong một hệ thống y tế mà y đức như VN thì nhiều bs “giỏi” là điều không có gì đáng ngạc nhiên.

  21. Thêm 1 bài viết hay về sự tự ti trong tính cách của đa số trí thức XHCN Việt Nam,cảm ơn BS Ngọc

  22. Xin lỗi vì comment lạc đề. Tôi muốn com vào bài Hội chứng rối loạn nhân cánh narcissus (https://bsngoc.wordpress.com/2011/06/07/h%E1%BB%99i-ch%E1%BB%A9ng-r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-nhan-cach-narcissus/) nhưng không được, hình như bài đó khóa comment? Nên post lên đây, mong bác sĩ đưa comment này vào đúng bài đó. Tôi chỉ muốn góp thêm một bằng chứng chứng minh bác sĩ đã chẩn đúng người , đúng bệnh

    Xin phép được đăng lại bài của BS. Phan Tòan Thắng, vì nó rất hữu ích:
    DỐT LẠI THÍCH KHOE CHỮ

    DỐT không có gì xấu. Dốt chỉ thể hiện sự hạn chế của mỗi cá nhân về kiến thức. Tất cả chúng ta đều có hạn chế này. Nhưng “Dốt Lại Thích Khoe Chữ” thì rất xấu, câu nói này cổ nhân muốn ám chỉ những kẻ tầm thường, biết dăm ba chữ, chút kiến thức chắp vá đem ra khoe khoang tỏ vẻ ta đây am hiểu biết lừa bịp thiên hạ.

    Khi nhận được đường dẫn về bài viết trên blog của tay BS Hồ Hải này với chủ đề CẢNH BÁO THẨM MỸ DA BẰNG TẾ BÀO GỐC
    http://bshohai.blogspot.com/2011/08/canh-bao-tham-my-da-bang-te-bao-goc.html?spref=fb

    http://www.asiaclinic.net/index.php?option=com_content&view=article&id=53%3Acnh-bao-thm-m-da-bng-t-bao-gc&catid=6%3Atin-tuc&Itemid=4&lang=vi

    http://www.ttxva.org/canh-bao-tham-my-da-bang-te-bao-goc/

    … tôi chẳng thèm quan tâm. Một PGS-TS của ĐH Y Khoa hàng đầu Á Châu, đứng trong Top-20 trên thế giới, một chuyên gia tầm cỡ quốc tế về CN-TBG lại đi tranh luận về TBG và CN-TBG với một tay BS quèn của một phòng khám tư nhân xập xệ, vô danh đặt tại khu ngoại ô TpHCM. Nó không khác gì một cao thủ Kungfu đi đấu võ với một kẻ tiểu nhân đang hú hét, múa chân tay tỏ vẻ ta đây có võ.

    Nhưng thấy thông tin này lan trên mạng và theo yêu cầu của nhiều đọc giả quan tâm về CN-TBG yêu cầu, buộc tôi phải lên tiếng.

    Trong đoạn đầu của bài viết trên blog của mình, BS Hồ Hải nói về sinh học của TBG… Tôi dám chắc là BS không hiểu mình đang nói gì, mà làm động tác cut-and-paste ở đâu đó để đưa vào blog của mình. Nó lủng củng, thiếu/sai sót, dài dòng mà không khái quát hóa được. Bản thân tôi cũng thấy rối khi đọc đoạn này.

    Tôi cũng tự hỏi không rõ BS trước khi lên đây lảm nhảm về CN-TBG, không rõ đã đặt chân vào phòng nghiên cứu, nuôi cấy TBG chưa. Đã xem TBG được làm ra như thế nào

    Tôi sẽ trình bầy tại đây, cố gắng dùng ngôn ngữ “hai lúa” cho bà con hiểu.

    Tất cả chúng ta đều sinh ra từ một TBG – hay gọi là TBG phôi (Embryonic Stem Cells). Nhóm TBG này được tạo ra khi tinh trùng thụ tinh với trứng – trong giai đoạn nằm trong tử cung của mẹ, nó được điều hòa, phân chia, tăng về số lượng, biệt hóa tạo thành các mô tạng khác nhau, tạo ra một cơ thể hoàn chỉnh – đó là con người chúng ta, có mắt mũi, miệng, chân tay, lục phủ ngũ tạng… Cứ mỗi lần nhắc tới điểm này, ta lại thấy sự vĩ đại và kì diệu của tạo hóa – tạo ra chúng ta từ 1 TBG. Có lẽ không thể giải thích gì thêm, vì đơn giản đó là thành quả của hàng tỉ năm tiến hóa.

    Sau khi chào đời, mô tạng của cơ thể chúng ta đều chứa các TBG chuyên biệt cho mô/tạng đó – hay được gọi là TBG trưởng thành (Adult Stem Cells hay Tissue-specific Stem Cells). Ví dụ, nhóm TBG tạo máu trong tủy xương sẽ có trách nhiệm tạo ra các TB máu. TBG nang lông sẽ tạo ra lông, thượng bì da (epidermis), và tuyến bã (sebaceous gland)…

    Cơ thể chúng ta được tạo bởi hơn 60 ngàn tỷ tế bào. Các tế bào này trẻ khỏe, chúng ta trẻ khỏe – các tế bào này tổn thương/hay chết đi một lượng nhất định, chúng ta mang bệnh – nếu các tế bào này chết quá nhiều, chúng ta bệnh rất nặng và tử vong – các tế bào này già đi, chúng ta già đi. Một khái niệm mới được đưa ra gần đây “Lão hóa là do suy TBG”.

    TBG có 3 thiên chức lớn đó là: Thay Thế (replacement) – Tái Tạo (regeneration) –Sửa Chữa (repair)

    Thay thế – các tế bào chết giúp cho mô tạng trẻ khỏe. Tái tạo/Sửa chữa – các tế bào bị tổn thương, giúp làm lành lại mô tạng, phục hồi sức khỏe.

    Nhờ sự hiểu biết về sinh học TBG trong hơn 20 năm qua, đặc biệt trong hơn thập kỉ này. CN-TBG ra đời cùng với một chuyên nghành y khoa mới – Y Học Tái Tạo (YHTT) (Regenerative Medicine). Trọng tâm của nó là tận dụng TBG vào tái tạo mô tạng, làm lành tổn thương, chữa khỏi bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.

    TBG được sử dụng trong CN-TBG/YHTT được chia ra làm 3 nhóm chính: (i) TBG Phôi (Embryonic Stem Cells); (ii) TBG phi phôi (Non-Embronic Stem Cells, một số thuật ngữ khác – Somatic Stem Cells, Adult Stem Cells, Tissue-derived Stem Cells); (iii) TBG iPS (induced-Pluripotent Stem Cells, tạm dịch là TBG Nhân Tạo).

    Nhóm iPS đươc phát minh ra từ năm 2006 bởi khoa học gia Nhật Bản. Nhóm TBG này mới, nhiều triển vọng tuy có nhiều nghiên cứu nhưng vẫn trong phòng thí nghiệm và chưa giải quyết được vấn đề rất lớn – đó là đảm bảo an toàn khi sử dụng nguồn TBG này cho cấy nghép trên bệnh nhân.

    Nhóm TBG phôi (ESC) tuy bị vướng về y đức và an toàn, sau hơn 10 năm nghiên cứu. Gần đây Cục Quản Lý Dược Hoa Kì (FDA) mới cho phép 2 thử nghiệm lâm sàng nhỏ điều trị liệt cho chấn thương tủy sống (Spinal Cord Injury) và bệnh thoái hóa võng mạc dẫn tới mù lòa (Macular Degeneration), tiến hành bởi 2 Cty CN-TBG của Hoa Kì là Geron và Advanced Cell Technology.

    Nếu nói về ứng dụng CN-TBG trong y học hiện đại, nhóm (ii) TBG phi phôi (Non-Embronic Stem Cells, một số thuật ngữa khác – Somatic Stem Cells, Adult Stem Cells, Tissue-derived Stem Cells) là thành công hơn cả cho tới thời điểm này. Trong nhóm này sẽ được chia tiếp ra thành các nhóm sau:
    a) TBG tạo máu (Hemapoietic Stem Cells): 3 nguồn chính của nhóm này thường lấy từ tủy xương, máu dây rốn, máu ngoại vi. Ứng dụng chính của nó trong trị liệu các bệnh về máu (ác tính, di truyền…). Nhóm này phụ trách tái tạo “mô/tạng lỏng” (liquid organ) trong cơ thể chúng ta, thường được biết đến là máu.
    b) TBG trung mô (Mesenchymal Stem Cells – MSC): Nhóm này có thể lấy từ trong tủy xương, mô mỡ, mô da trung bì, mô cơ, trung bì da, mô dây rốn, màng dây rốn, mô nhau thai…Nhóm MSC tạo ra “bộ khung” của cơ thể chúng ta như xương, sụn, cơ. Còn dùng cho điều trị suy tim/nhồi máu cơ tim, biệt hóa than TB gan, thần kinh.
    c) TBG biểu mô (Epithelial Stem Cells – EpiSC): Nhóm này nôm na tạo ra “cái vỏ” của cơ thể chúng ta như da, lông tóc, móc, giác mạc mắt, niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp, bàng quang các ống dẫn trong cơ thể như ống tụy/mật/niệu đạo…Nhóm TBG EpiSC có thể tách, nuôi cấy từ mô da, vùng rìa giác mạc, niêm mạc miệng, màng dây rốn.
    d) Một số nhóm TBG khác như TBG nội mô (Endothelial Progenitor Cells) TBG thần kinh (Neuronal Stem Cells)… không bàn ở đây.

    Tôi nhận thấy ở một số vị cả Tây và Ta thích khoe kiến thức về CN-TBG, nhưng hiểu biết không đến nơi, theo kiểu “thằng mù sờ voi”, hay có định kiến CN-TBG = Cấy ghép TBG. Ngoài ra không có gì khác. Rất thiếu sót. CN-TBG trong YHTT bao gồm 4 nội dung:
    1) Áp dụng kiến thức về sinh học TBG, các genes của TBG đóng/mở tham gia vào quá trình tái tạo mô. Trên cơ sở này các khoa học gia sẽ thiết kế thuốc/phân tử mới điều hòa các genes này kích thích tái tạo mô tổn thương. Một ví dụ là một số nhóm tại Mỹ và Âu nghiên cứu các genes tham gia vào tái tạo phục hồi của đuôi/hay chân con thằn lằn (sau khi bị chặt đuôi hay chân, con thằn lằn có khả năng mọc lại đuôi hay chân mới hoàn chỉnh). Hi vọng sẽ có ứng dụng trong y học trong tương lai.
    2) Thu hồi, nuôi cấy, biệt hóa TBG tiêm cấy trực tiếp vào mô tạng bị tổn thương, như máu, cơ tim, mô não, tủy sống…
    3) Thu hồi, nuôi cấy, biệt hóa TBG phối hợp với CN vật liệu sinh học (Biomaterials) hay CN sinh học nano (BioNanotechnology) tạo ra một phần mô tạng nhân tạo ngoài cơ thể (Tissue BioEngineering), sau đó cây nghép vào vùng tổn thương. Thường dùng cho các tạng như da, xương, sụn.
    4) Tận dụng các proteins do TBG tiết ra trong quá trình nuôi cấy, nhân lên để dùng như một loại “thuốc” giúp cho tái tạo tổn thương. Các proteins này cũng được dùng rất rộng rãi trong CN mỹ phẩm dưỡng da. Tôi sẽ quay lại v/đ này ở phần sau. Một chức năng sinh học của TBG là tiết ra proteins tạo tín hiệu kích thích các TB tăng sinh, tái tạo lại tổn thương, hay làm “trẻ hóa” lại mình – hay còn gọi là Paracrine Effect. Các proteins được TBG tiết ra bao gồm các yếu tố tăng trưởng (growth factors – EGF, FGF, VEGF, KGF…), cytokines (IL-6, IL-8…), các chất nền tảng (extracellular matrix như collagen, fibronectin, laminin, hyaluronic acid…).

    Tương tự khi người ta nói sử dụng công nghệ vũ trụ, không có nghĩa là phải phóng được tầu vũ trụ lên không trung. Mà họ sử dụng các vật liệu mới sản xuất các sản phẩm mới hay buồng không trọng lượng (gravity chamber) dùng cho các thí nghiệm sinh y học hay tổng hợp hóa chất… chế tạo từ CN vũ trụ.

    Công nghệ trị liệu tế bào gốc (TBG) là một trong công nghệ tiên tiến nhất của Thế Kỷ 21, với triển vọng vô cùng lớn điều trị các bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, thoái hóa thần kinh…Giúp cho nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chậm lão hóa.

    Trong hơn 10 năm qua, đặc biệt 5-6 năm gần đây, các nghiên cứu trị liệu TBG có những bước tiến vô cùng ngoạn mục. Nhiều sản phẩm và dịch vụ trị liệu TBG đã được Cục Quản Lí Dược Hoa Kỳ (FDA) cho phép lưu hành dung điều trị ung thư, chống thải nghép, điều trị bỏng nặng, vết thương không liền do biến chứng của bệnh tiểu đường, chấn thương mất da/xương lớn, điều trị bênh lí giác mạc trong nhãn khoa. Các ứng dụng khác của TBG trong điều trị sụn khớp, suy tim, đột quỵ, liệt do chấn thương tủy sống… tiến triển rất tốt. Các thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra rất thuận lợi tại giai đoạn II, III tại Mỹ, Châu Âu, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc. Do vậy, trong vài năm tới nhân loại sẽ được hưởng thụ những thành tựu này của công nghệ TBG. Các bệnh nhân bị liệt sẽ đi lại được, các bệnh nhân bại não do đột quị sẽ phục hồi tốt hơn, bệnh nhân suy tim/nhồi máu cơ tim sẽ sống tốt hơn, kéo dài tuổi thọ.

    Thêm vào đó, các cháu bé bị các bệnh di truyền hiếm gặp như bệnh thoái hóa biểu bì bẩm sinh, bệnh máu không đông… sẽ có cơ hội được chữa khỏi, hay cải thiện tốt, có điều kiện hội nhập với cộng đồng.

    Nhược điểm lớn nhất của công nghệ TBG đương đại, theo tôi, có lẽ là giá thành điều trị. Như hiện nay là quá cao – hàng chục ngàn đến hàng trăm ngàn đô la Mỹ cho một liệu trình điều trị. Với giá thành như hiện tại, sẽ rất khó triển khai rộng rãi và đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

    Một lí do mấu chốt là nguồn TBG hiện đang được sử dụng có vấn đề cả về số lượng cũng như chất lượng. Ví dụ, chúng ta chỉ có thể có 1 TBG dạng MSC trong 100,000 tế bào thu được từ tủy xương. Số lượng rất thấp – do vậy chúng ta phải tốn nhiều tiền và công sức để nuôi cấy các TBG này, nhân lên với số lượng lớn đủ cho điều trị.

    Và cũng chính thách thức này đã giúp tôi phát minh ra cho nhân loại một nguồn TBG mới – đó là từ màng dây rốn. Hoàn toàn khác với nguồn tủy xương, mô mỡ…, màng dây rốn chứa hàng tỷ TBG, quá trình nuôi cấy nhân lên lại rất thuận lợi; dẫn tới giảm mạnh giá thành điều trị.

    Sau 6 năm kể từ khi TBG từ màng dây rốn được tìm ra trong phòng thí nghiệm khoa học của tôi tại Singapore, lợi ích trị liệu và lợi ích kinh tế của nó ngày càng thấy rõ. Chúng tôi đã hợp tác và chuyển giao công nghệ này cho các công ty CN-TBG cho rất nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Israel, Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, tất nhiên trong đó có Việt Nam.

    Trong tương lai không xa, các bạn sẽ nghe nhiều hơn về công nghệ này, nó sẽ dần thay thế các công nghệ tốn kém kia. Do vậy bệnh nhân của các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia… sẽ có điều kiện tiếp cận sử dụng trong y học.

    Như nói phần trên, TBG có 3 thiên chức chính Thay Thế – Tái Tạo – Sửa Chữa. 3 thiên chức này của TBG diễn ra cho tất cả các loại mô tạng của cơ thể chúng ta, trong đó có mô DA. Chính vì vậy CN-TBG được sự quan tâm rất lớn trong công nghiệp thẩm mỹ, chăm sóc da, giúp tái tạo làn da trẻ khỏe đẹp. Tất các các tập đoàn mỹ phẩm hàng đầu trên thế giới từ Pháp, Thụy Sỹ, Mỹ, tới Nhật Bản, Hàn Quốc từ nhiều năm nay đều rất quan tâm nghiên cứu CN-TBG mới và tiên tiến này cho các sản phẩm trong tương lai. Đã có nhiều sản phẩm dưỡng da sử dụng CN-TBG tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới.

    Trong nghành công nghiệp mỹ phẩm dưỡng da, các dưỡng chất proteins do TBG tiết ra (như được nêu ra trong mục (4) của phần trên tổng quan về CN-TBG) được sử dụng chủ yếu và rộng rãi nhất. Các TBG đang sống (living stem cells) thường không sử dụng trong công nghiệp sản xuất các sản phẩm dưỡng da từ công nghệ TBG. Do vậy không có TBG sống trong các hộp dưỡng da, mà chỉ là các proteins dưỡng chất được chiết xuất từ TBG.

    Việc sử dụng các dưỡng chất proteins trong mỹ phẩm dưỡng da không có gì mới lạ. Các dưỡng chất như collagen, hyaluronic acid, EGF (Epidermal Growth Factor), proteins chiết từ caviar…được dùng rất nhiều trong mỹ phẩm dưỡng da cao cấp. Nhờ sự thành tựu nghiên cứu khoa học và sự hiểu biết sâu thêm về sinh học TBG trong y học tái tạo và tái tạo da, các dưỡng chất này sẽ không được còn được sử dụng đơn lẻ mà sẽ được sử dụng theo tỉ lệ thích hợp học theo cách TBG chế tiết ra. Một cách khác là sử dụng ngay nuôi cấy các TBG như một cái “nhà máy” sản xuất ra các proteins dưỡng chất cho chúng ta.

    Trên thế giới hiện nay, các nguồn TBG từ mô da, mô mỡ, nhau thai được dùng chủ yếu trong công nghệ mỹ phẩm dưỡng da.

    Chúng tôi cũng áp dụng CN-TBG từ màng dây rốn để tạo ra các sản phẩm dưỡng da tiên tiến.

    Ngoài những ưu điểm nói trên, TBG màng dây rốn còn cho chúng ta một yếu tố rất đặc biệt – đó là yếu tố “trẻ”, có thể nói “trẻ” tại “0 tuổi”. Chính vì vậy các TBG này rất khỏe, khả năng phân chia và nhân lên nhanh hơn các TBG lấy từ mô của người lớn như tủy xương, mỡ…Từ đó các chi phí về sinh phẩm, dụng cụ cũng như thời gian nuôi cấy TBG sẽ giảm. Giúp cho việc tạo ra sản phẩm tốt, giá cạnh tranh – cái đó được gọi là vai trò của phát minh khoa học. Để “lúa hóa”: Tôi và bạn có 2 mảnh ruộng như nhau, các yếu tố như phân bón, nước… như nhau. Nhưng nếu bạn có giống lúa tốt hơn, bạn sẽ có sản lượng lúa cao hơn.

    Thêm vào đó, việc đưa CN-TBG về VN sản xuất cũng góp phần rất lớn vào việc giảm giá thành sản phẩm. Đơn giản là, các chi phí về nhân công, thuê mướn phòng nuôi cấy, mặt bằng sản xuất… tại VN đều rẻ hơn Singapore và các quốc gia Âu, Mỹ rất nhiều.

    Việc chuyển giao CN-TBG về VN còn góp phần quan trọng trong việc giảm giá thành nuôi cấy chế tạo “da nhân tạo” dùng cho điều trị bỏng và vết thương.
    Thời gian từ 2004-2007, tôi nhận đã đào tạo CN-TBG 3 đợt cho Viện Bỏng Quốc Gia. Nhờ công nghệ này, Viện Bỏng đã nuôi cấy được “da nhân tạo” góp phần lớn vào việc điều trị thành công các ca bỏng nặng cứu sống nạn nhân bỏng. Quan trọng hơn CN-TBG đã giúp nâng cao rõ rệt chất lượng điều trị các vết thương không/lâu liền do biến chứng của bệnh tiểu đượng, suy tim/mạch máu, hay các do nằm lâu của bệnh lí đột quị, liệt…Hàng trăm bệnh nhân đã được chữa khỏi, tránh bị cắt cụt chi, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm gánh nặng chăm sóc/chi phí y tế cho gia đình và xã hội. Việc sử dụng CN-TBG trị liệu vết thương/bỏng đã thành thường qui tại Viện Bỏng Quốc Gia từ nhiều năm nay. Hiện nay chúng tôi đang triển khai qua các bệnh viện khác trong cả nước, giúp cho nhiều bệnh nhân được tiếp cận với công nghệ này.

    Nói về miễn dịch học, tính kích ứng miễn dịch (immunogenic) của TBG không giống nhau. Các TBG tạo máu (hemapoietic stem cells) có tính kích ứng miễn dịch cao. Do vậy khi cấy ghép đồng loại (allogenic) – hay dùng TBG tạo máu của người này cho người khác, phải làm các xét nghiệm về HLA hòa hợp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn bị hội chứng thải nghép (Graft versus Host Disease). Các TBG trung mô (mesenchymal stem cells) có tính kích ứng miễn dịch rất thấp do vậy khi cấy ghép không cần làm các xét nghiệm HLA hòa hợp nói trên.

    “Còn điều trị rổ mặt nếu dùng tế bào gốc để điều trị thì phải ghép da chứ không phải đưa tế bào gốc vào mô dưới da là điều trị được mụn hoặc rổ mặt”

    Tôi không biết tay BS lấy thông tin này ở đâu ra. Phẫu thuật cấy nghép da tự thân của chính bệnh nhân, da đồng loại lấy từ tử thi hay “da nhân tạo” nuối cấy từ TBG, chỉ dùng trong các trường hợp mất da/tổn thương da mặt nặng do bỏng, chấn thương, sau cắt bỏ khối u/ưng thư lớn dẫn tới khuyết hổng da lớn vùng mặt, hay trong trường hợp phẫu thuật tạo hình tái tạo khuôn mặt do sẹo lớn gây lồi/co kéo biến dạng vùng mặt.

    Sẹo lõm/rỗ trên mặt là di chứng của tổn thương nông lan tỏa da vùng mặt, có thể là hậu quả của nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên cách điều trị sẹo lõm/rỗ có thể được thực hiện bởi dựa trên nguyên lí sau: (i) tạo ra một vết thương mới, vô khuẩn và có kiểm soát, kích hoạt các tế bào da tái tạo tăng sinh. (ii) dùng các dưỡng chất kích thích các tế bào da tái tạo tốt hơn, sản xuất collagen làm đầy sẹo lõm/rỗ giúp cho vùng da mặt trở về bình thường.

    Trong 3-4 năm gần đây, nhờ sự ra đời của kĩ thuật lăn kim – dermarolling (hình như phát minh của Đức) và các dưỡng chất tái tạo da TBG đã giúp cho việc điều trị sẹo lõm/rỗ và xóa các vết nhăn nông rất hiệu quả và tiện lợi. Qui trình được thực hiện theo nguyên lí trên – dùng các kim nhỏ trên con lăn phá hủy các vùng xơ của sẹo lõm/rỗ, tạo vết thương mới, đều, vô khuẩn, kích thích các TB da dưới sẹo tăng sinh về số lượng TB cũng như tổng hợp collagen. Sau khi lăn, các dưỡng chất TBG được bôi lên sẽ ngấm qua vùng da tác động nuôi dưỡng giúp cho các TB da thực hiện chức năng tốt hơn.

    Trước khi được du nhập vào VN, liệu trình phối hợp kim lăn + dưỡng chất TBG đã được thực hiện tại nhiều quốc gia như Đức, Ý, Hàn Quốc, Đài Loan, Hông Kông, Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Indonesia.

    Tại VN, liệu trình phối hợp kim lăn + dưỡng chất TBG được đánh giá lâm sàng và được thực hiện tại Khoa Ứng Dụng Công Nghệ TBG tại Viện Da Liễu Quốc Gia. Sau đó, được ứng dụng rộng rãi tại rất nhiều các cơ sở da liễu và chăm sóc da trong cả nước.

    BS Hồ Hải rất tỏ ra rất tâm đắc tới câu tuyên ngôn này của mình:
    Tóm lại là, để có tế bào gốc điều trị cho các bệnh nhi ung thư bạch cầu (Leukemia) ở bệnh viện Huyết học và bệnh viện ung thư TP Hồ Chí Minh cũng không có, thì lấy đâu ra tế bào gốc để làm mặt nạ làm đẹp cho các cô, các bà, các anh diễn viên, ngôi sao?Và kỹ thuật nuôi cấy tế bào gốc trong y học điều trị đâu chỉ đơn giản là làm cái mặt nạ massage ở phòng the?

    thậm chí còn nhắc lại:
    Dear All, sao tất cả mọi người không để ý đến đoạn văn này của tớ nhỉ?

    “Tóm lại là, để có tế bào gốc điều trị cho các bệnh nhi ung thư bạch cầu (Leukemia) ở bệnh viện Huyết học và bệnh viện ung thư TP Hồ Chí Minh cũng không có, thì lấy đâu ra tế bào gốc để làm mặt nạ làm đẹp cho các cô, các bà, các anh diễn viên, ngôi sao?Và kỹ thuật nuôi cấy tế bào gốc trong y học điều trị đâu chỉ đơn giản là làm cái mặt nạ massage ở phòng the?”

    Cheer,
    14:26 Ngày 01 tháng 9 năm 2011
    Khi đọc tới đoạn này, trong lúc đang nhấm nháp café, làm tôi súy nữa sặc.

    Đối với tay BS này, tất cả các TBG đều giống nhau, đều là một, chỉ có một loại TBG điều trị cho tất cả các bệnh. Do vậy ông ta cho rằng, Viện HHTM, Bv Ung Thư còn không có TBG để trị bệnh ung thư máu thì làm gì có chuyện dùng TBG để làm mỹ phẩm dưỡng da. Hay có thể diễn đạt theo cách “lúa hóa” khác, dựa theo suy diễn “thông minh, uyên bác” của BS Hồ Hải: nếu là “kim loại” (thủy ngân, đồng, thép, chì, kẽm,…) thì tất cả giống nhau, đều là một – do vậy “kim loại” (thủy ngân) làm dụng cụ đo huyết áp còn không có đủ, thì lấy đâu ra “kim loại” để sản xuất ôtô/tầu biển.

    Ngu dốt tới cỡ này mà còn thích nói phét.

    Việc Viện HHTM và các BV của VN không đủ TBG để chữa trị ung thư máu, chẳng có liên quan gì tới việc sử dụng CN-TBG chế tạo các mỹ phẩm dưỡng da.

    Trong điều trị ung thư máu, nguồn TBG được sử dụng là TBG Tạo Máu (hemapoietic stem cells), tách chiết từ tủy xương (bone marrow), máu dây rốn (umbilical cord blood), hay từ máu ngoại vi. Tôi không đi sâu thêm về chỉ định, cơ chế tái tạo máu của nhóm TBG Tạo Máu này.

    Nếu không là loại ĐIÊN/KHÙNG/NGU/DẠI, không ai dùng TBG Tạo Máu để chế tạo mỹ phẩm dưỡng da. Dòng TBG này không phù hợp vì các lí do sau: (i) TBG Tạo Máu được lập trình phù hợp cho tạo MÁU, chứ không cho tạng đặc (solid organs) trong đó có DA; (ii) TBG Tạo Máu gây kích ứng miễn dịch mạnh nếu dùng theo kiểu đồng loại; (iii) Các proteins/cytokines do TBG-Tạo Máu phù hợp cho tái tạo biệt hóa các TB máu, nhưng không phù hợp cho TB da; (iv) Các TBG-Tạo Máu tiết rất ít các chất nền tảng như collagen, fibronectin, hyaluronic acid… Trong khi các chất này rất quan trọng trong tái tạo trẻ hóa da; (v) Việc nuôi cấy, nhân lên các TBG-Tạo Máu rất hạn chế và tốn kém.

    Trong công nghiệp mỹ phẩm, người ta thường sử dụng các nguồn TB fibroblasts từ mô trung bì da (dermis), TBG-MSC (mesenchymal stem cells) từ mô mỡ (adipose), mô nhau thai (placenta) hay mô/màng dây rốn theo phát minh công nghệ của tôi, như nêu ở trên.

    Do vậy, việc bệnh viện này, trung tâm nọ thiếu TBG-Tạo Máu cho điều trị ung thư máu, chẳng có liên quan gì và không ảnh hưởng tới việc dùng các nguồn TBG khác và CN-TBG cho chế tạo mỹ phẩm dưỡng da.

    Qua việc này cho thấy Hồ Hải là loại không bình thường, có sự mất cân bằng về TBG của tay BS này, quá nhiều các “TBG tại miệng” mà lại quá ít các “TBG trong não”

    Qua đây cũng cho thấy học thuật và phương pháp tiếp cận v/đ của ông ta rất kém. Việc nghi ngờ một v/đ gì mới lạ trong khoa học là rất bình thường. Tuy nhiên, nếu là người thông minh, có học thuật tốt, họ sẽ tìm hiểu rất kĩ qua đặt câu hỏi với các chuyên gia trong lĩnh vực đó, tìm tòi đọc từ mọi phương tiên thông tin, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ mới/cao không thuộc lĩnh vực của mình/hoặc mình không sâu. Nếu cho là sản phẩm lừa đảo, muốn lên tiếng phản bác, cũng nên đặt câu hỏi cho mình: Tại sao các chuyên gia trong lĩnh vực TBG, da liễu, các nhà quản lí không lên tiếng – không lẽ họ không biết bằng mình. Trước khi lên tiếng, phải tư vấn trao đổi với họ ít nhất là vài người. Và khi đã lên tiếng là “tâm phục khẩu phục”, chứ không phải lên tiếng thì tòi ra sự ngu dốt của bản thân mình.

    Qua cách tiếp cận v/đ và học thuật cho thấy BS Hồ Hải này rất cẩu thả – biết qua loa đại khái rồi phán bệnh, kê toa hay chỉ định phẫu thuật. Nếu ông ta đem phương pháp này trong thực hành y khoa hàng ngày của ông ta thì hết sức nguy hiểm. Bệnh nhân nên tránh xa loại BS này.

    Loại lang băm cẩu thả hại bệnh nhân đã bị cổ nhân lên án và răn đe qua câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng: Đau bụng uống nhân sâm…. tắc tử.

    Tại đây có 2 tình huống: Một là, những người áp dụng CN-TBG cho mỹ phẩm dưỡng da trên toàn thế giới là lừa bịp trong đó có tôi. Hai là, BS Hồ Hải là loại DỐT THÍCH KHOE CHỮ.

    Phán quyết là của độc giả và các bạn yêu CN-TBG.

    Phan Toàn Thắng.

    ( BS PHAN TOAN THANG hiện là PGS-TS-BS thuộc Bộ Môn Ngoại, ĐH Y Khoa Yong Loo Lin, thuộc ĐHQG Singapore. GĐ phụ trách nghiên cứu y học thực nghiệm và Labo nghiên cứu TBG-Y Học Tái Tạo của Bộ Môn Ngoại.

    Có 20 năm kinh nghiệm trong nghề, được đào tạo sau ĐH và công tác tại các cơ sở y khoa hàng đầu của VN, khu vực và thế giới như Viện Bỏng Quốc Gia, VN; Bộ Môn Da Liễu thuộc ĐH Oxford, Vương Quốc Anh; Phòng Thí Nghiệm Longaker, Viện Nghiên Cứu Tế Bào Gốc và Y Học Tái Tạo, ĐH Stanford, Hoa Kỳ; Khoa Phẫu Thuật Tạo Hình, Bệnh Viện Đa Khoa Singapore; Bộ Môn Ngoại, ĐHQG Singapore.
    Tốt nghiệp luận văn Tiến Sĩ về y học tái tạo. Là người đầu tiên trên thế giới phát minh ra nguồn TBG mới từ màng dây rốn em bé với 18 bằng độc quyền sáng chế được công nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới. Là tác giả và đồng tác giả của 3 chương sách xuất bản trên thế giới về TBG-YHTT như cuốn Stem Cells: From Bench to Bedside; gần 80 các công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí y sinh học nổi tiếng xuất bản tại Mỹ và Anh liên quan tới TBG và da liễu như Stem Cells and Develoment, Stem Cell Reviews and Report, Molecular Therapy, British Journal of Dermatology, The Journal of Investigative Dermatology…
    Tác giả được mời phản biện cho rất nhiều các tạp chí y học thế giới. Là tư vấn và cộng tác viên cho rất nhiều các công ty/tập đoàn về CN-TBG và da liễu thẩm mỹ hàng đầu thế giới của Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Israel, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông.
    Ngoài công việc hàn lâm dạy học, nghiên cứu khoa học, tác giả còn là doanh nhân khoa học-công nghệ sáng lập viên và sở hữu nhiều công ty CN-TBG tại Singapore và Việt Nam như CellResearchCorp, CordLab, MekoStem, FBM Regenerative Biology and Medicine.)

  23. Link bài viết trên: http://www.facebook.com/note.php?note_id=10150291507235904.
    Ông ta xóa hết các com, chỉ để lại đoạn giới thiệu về BS Thắng, và trả lời:
    Hehehe, tớ viết có 800 chữ mà ông GSTS Sing không đủ trình độ để hiểu mà viết trả lời đến 5000 chữ và lý luận không hiểu biết gì về cấy ghép cơ quan cả Bimap ợ, nên tớ phải cho nó vào sọt rác. Tớ chỉ khuyên ông GSTS Sing 2 điều rất quan trọng cho một người làm nghề y như sau:

    1. Đã làm nghề y thì chỉ làm chuyên môn của mình bằng khoa học mà không làm chuyện vớ vẩn ngòai chuyên môn khoa học để kiếm tiền.

    2. Ông GSTS Sing có gỏi về tế bào gốc thì hãy lo cấy ghép cái đầu hói của ông ấy cho nó có cái che nắng che mưa chứ đừng đi lo cái da lồi lõm của thiên hạ. Nếu ông GSTS Sing mà làm được điều này thì ông còn giàu gấp vạn lần làm cái chuyện cấy ghép tế bào gốc cho da đấy. Nhớ nếu làm được điều này thì chia tiền bảng quyền về ý tưởng của tớ đấy nhé.

    Cheer,

  24. Thật buồn cười khi vổ ngực cho là mình trực tiếp với
    nhiều bệnh K.thì giỏi hơn Âu Mỹ ! Bệnh nào khác mà
    muốn khoác lác còn nghe tạm được,chứ đối với K thì
    đúng là nổ để…tự sướng.
    Thay vì dành thì giờ học tập chính trị vớ vẩn mà cho
    sinh viên chuyên tâm học nghề thuốc thì may ra bác
    sĩ VN.mới mong hơn các nước Đông Nam Á,nói chi
    Mỹ mẽo,Tây teo kiểu…một tấc đến trời như trong bài.
    Thế nhưng,về giải phẩu thì có lẽ sinh viên y khoa VN.
    có điều kiện thực tập hơn,chứ Âu Mỹ thì sinh viên và
    thầy thuốc thường không dễ gì được mổ ngưới thoải
    mái như ở VN.vì không sợ bị kiện cáo đến cùng.

  25. Đồng ý ! Tôi cũng là bác sỹ đây .
    Hệ thống y tế của ta còn dở lắm . Nghèo rất dễ chết .
    Đó là chính sách giảm dân của đảng và nhà nước ?

  26. Tôi có mua bảo hiểm y tế,nhưng sống cứ như ngồi trên đầu ông voi đây,khó ở trong người chạy vào bệnh viện khám bác sĩ khám nhanh đến độ về không dám uống thuốc,xin siêu âm tim thì đòi trả tiền vì không có trong danh mục bảo hiểm,khám ở phường cho gần nhà thì bắt trả 30 phần trăm trái tuyến,.Vợ tôi tự nhiên nổi một cục u ở vú sợ quá vô bệnh viện, dù không có chức năng sinh khiết cũng gây khó dễ giữ lại không cho chuyển viện,tức quá bả xé luôn bảo hiểm y tế và thề không từ nay không mua nữa,bảo hiểm y tế sao quá nhiêu khê không biết mô mà lần!!!

  27. Tôi hoàn toàn đồng ý với bài viết của bác sĩ Ngọc. Trong họ của tôi có một số người là bác sĩ có tiếng, giữ chức vụ cao và làm ở những bệnh viện lớn. Một số thì tự cao tự đại như bác sĩ Huy, thậm chí có người cho là mình giỏi đến mức không thèm ra nước ngoài tu nghiệp và dự hội thảo. Vị bác sĩ này đang giữ chức viện phó của một viện có uy tín của cả nước. Tuy nhiên một số khác lại rất có lương tâm nghề nghiệp, chịu khó học hỏi và có óc cầu tiến. Bác sĩ Ngọc nói đúng ở chỗ nước nào cũng có một vài cá nhân giỏi, nhưng không vì thế mà đánh đồng một lứa nói rằng bác sĩ nước này giỏi hơn bác sĩ nước kia. Chữa trị cho bệnh nhân là cả một nghệ thuật. Rất khó có thể so sánh nghệ thuật này với nghệ thuật kia. Quan trọng hơn cả, y khoa ngày nay còn gắn liền với khoa học kỹ thuật hiện đại. Do nghèo và thiếu sự lãnh đạo đúng hướng, y khoa Việt nam thiếu điều kiện để áp dụng những kỹ thuật tiên tiến trong việc điều trị. Nói về ngành K, ngày nay các bác sĩ khoa ung thư ở Mỹ dùng kỹ thuật mới gọi là tumor profiling để hỗ trợ trong việc lựa chọn thuốc hóa trị phù hợp cho từng ca bệnh. Tế bào ung thư của mỗi một bệnh nhân chứa đựng những loại biomarkers có phản ứng khác nhau với thuốc. Do đó bằng cách dựa trên những xét nghiệm gene của từng bệnh nhân, bác sĩ có biết loại thuốc nào sẽ cho kết quả điều trị hữu hiệu nhất cho bệnh nhân đó. Nói như thế để thấy dù bác sĩ có giỏi đến đâu nhưng thiếu sự hỗ trợ của kỹ thuật hiện đại thì cũng như một nhạc công giỏi mà thiếu nhạc cụ tốt. Một bản nhạc không thể nào hay được khi trình bày với chiếc đàn rè tiếng. Tôi rất mừng là vẫn còn có những bác sĩ như bác sĩ Ngọc đã không vì tự ái nghề nghiệp mà thẳng thắn vạch ra những ấu trĩ của một số đồng nghiệp. Tôi cũng mừng vì biết rằng vẫn có những bác sĩ trẻ Việt nam đang vẫn âm thầm học hỏi và tự nâng cao kiến thức để đưa ngành y khoa Việt nam dần thoát ra khỏi lạc hậu. Chúc bác sĩ một ngày vui vẻ.

    • Tôi cũng đồng ý như vậy , nếu tất cả BSVN đều như BS. Ngọc nói đều xấu cả thì Vn không còn vấn nạn khủng hỏang dân số vì đã chết hết rồi. Thực tế còn nhiều nhân viên y tế nói chung rất có lương tâm nghề nghiệp.Nhưng do pháp luật lỏng lẻo, quản lý tồi mà 1 số “lương y như ác ôn “thay vì như từ mẫu. Đừng nhìn Y học VN như các bác lãnh đạo Nam Định ,BS chính quy, đào tạo tại các trường ĐH Y công lập mà vẫn làm chết người như cơm bữa đấy thôi. Nhiều BS trẻ mà giống như ông con trời.Bằng Chính quy hay chuyên tu gì chẳng qua nổi 2 chữ lương tâm: chẳng phải ai sống trong CĐCS cũng là CS, chẳng phải ai không có bằng CQ đều là kẻ dốt.Chẳng qua vì lý lịch( trước 1990 ) hay không điều kiện mà họ phải vừa đi làm kiếm tiền vừa học

    • Chính vì BS chỉ biết cắm đầu cắm cổ điều trị theo “phác đồ” mà không quan tâm đến cơ địa mỗi bệnh nhân nên con tôi đã trở thành nạn nhân “một đi không trở lại” !!! Càng đau càng hận…

  28. http://phunutoday.vn/xahoiol/doisong/201110/GS-Nguyen-Minh-Thuyet-y-te-ma-chi-tinh-loi-nhuan-la-duoi-khach-va-tu-giet-minh-2105681/
    “GS Nguyễn Minh Thuyết: – Trình độ y học Việt Nam nói chung không phải là kém, nhưng không đồng đều, kể cả ở tuyến dưới lẫn tuyến trên. Tôi biết có một vị cựu lãnh đạo cấp cao được bác sĩ ta chẩn đoán ung thư. Ông phải truyền hóa chất, người teo tóp cả đi. Gia đình đưa ông đi Trung Quốc chữa, Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí. Sang đến nơi, bệnh viện bên đó cho biết ông không hề bị ung thư. Sau một thời gian điều trị, ông khỏe lại. Về nước, ông lại đi họp bình thường. Vài năm sau, ông đi kiểm tra sức khỏe. Các bác sĩ Việt Nam chẩn đoán ông bị di căn chạy khắp người. Nhưng khi sang Singapore, các bác sĩ bên đó lại nói không có vấn đề gì cả. Đây chính là những vết sẹo do chạy hóa chất và tia xạ để lại. “

  29. Em còn nhỏ không dám ý kiến, xin góp một lời của BS Ignacio Chavez từng nói một câu có thể làm châm ngôn cho những người trong ngành Y mọi thời đại: “Thày thuốc là một con người cúi xuống một con người khác, có gì cho nấy, đem lại một chút khoa học nhưng thật nhiều tình thương”.

  30. Ở VN Bác sĩ giỏi đến độ làm luôn công việc của dược sĩ và ngược lại dược sĩ cũng vậy làm luôn công việc của bác sĩ,thật là giỏi!!!

  31. Bác Sĩ Ngọc kính,
    Khi còn trong nước chau DLN. và con gaí tôi là bạn học .Đọc bài của Bác sĩ tôi cảm nhận được cái giới hạn của người thầy thuốc.mà chính bản thân Bác Sĩ đả trải nghiệm .Tôi bị Colon cancer, cách dây hơn 6 năm .Ỏ Canada,chỉ một chuyện phát hiện và xác minh căn bệnh đã phải trải qua rất nhiều công đoạn lâu dài và phức tạp, qua nhiều phòng lab, thử máu thử phân, làm bowel, rồi CT Scan, MRI …mỗi một công đoạn lại có bác sĩ chuyên môn verify một phần rất nhỏ …Sau đó tôi mới được gửi đến một bác sĩ chuyên khoa nội xác định , gữi đi bệnh viện cho bác sĩ chuyên khoa minimal surgeon …Tôi lại phải trải qua một loạt thử nghiệm khác …Scan, blood test ,MRI …Một Bác sĩ tổng hơp toàn hồ sơ khám toàn khoa lại …ký vào ..chuyển lại cho bác sĩ mô …Quá trình mổ cũng không phải là một BS.,Vị nào đến trước tôi cũng xưng tên , gỉai thich công việc và trach nhiêm của họ …Và sau đó tôi ký vào một giấy thuận cho mổ …Sau ca mổ, tiếp đến các bác sĩ khác …cứ hai tiếng lại viếng một lân .. Sau khi mỗ được hai tuần ,Bác sĩ mỗ chính trình bầy kết quả , khám …và thông báo cho tôi biết dự đoán cơ may lành bệnh như thế nào …Phải nói rằng mỗi bác sĩ dểu rất dẻ dặt …chẳng một vị nào nói chắc điều gì. dù họ là giáo sư Đai Học Y Khoa Toronto. …Cứ hai tuần tôi lại phải dến xem lại trong suốt sáu tháng liên tiếp.Đồng thời , tôi lại được chuyển sang Princess Margarett Hospital đề đưỡc điều trị Ung Thư …Lại một quá trình rất dài và phức tạp …Mỗi lần Chemo là trước đó phải blood test, CT Scan, rồi Bac sỉ kham nghiệm ..Tôi chưa thấy bao giờ cụ bác sĩ già hói đầu Khoa Trưởng Ronald D.Feld chũa trị cho tôi …nói với tôi ông chữa được bệnh lành cả …Princess Margarett Hospital (năm trong Univesity Health Network là bệnh viện danh tiếng nhất về trị bệnh ung thư của Canada …Bệnh viện này cũng là bệnh viện của Đại Học Toronto danh tiếng nhất Canada và xếp thứ 19 trên thế giới.Tôi chưa thấy vị Bác Sĩ nào ở đây vổ ngục khoe mình giỏi cả. Dù vậy đối với một di dân vô danh như tôi , họ cũng hết sưc nhả nhăn ,không có một chút dáng nào kiêu kỷ hết ….Tôi nghĩ bao giờ Bác Sĩ VN khiêm tốn biết5 giới hạn của mình thỉ đất nước mới phát triển . .

    • Em xin góp ý, vấn đề bác nói không phải của riêng ngành y Canada, nó là vấn đề xã hội, là ứng xử của một người văn minh trong một xã hội văn minh vì con người.

  32. “Hehehe, anh mới đi nhậu về tấy cái bàn luận của Secret Garden. Anh chỉ nói thế này để em hiểu rằng thì là mà là anh mà không đánh ai thì thôi, anh mà đánh thì người đó sai hòan tòan. Và anh hiểu ý em, nhưng để kiếm một ai đó hiểu về vấn đề này ở đất nước Việt thì hơi bị khó.

    Anh bỏ làm việc cho nhà nước ra tư nhân là một mất mát lớn của y học Việt Nam. Anh nói điều này thật lòng mình, không tự cao tự đại. Anh nói ít em hiểu nhiều. Cỡ bác sĩ quân y PTT thì phải đọc sách và làm lâm sàng ở BV cỡ như BVCR 10 năm nữa mới đủ kiến thức nói chuyện với anh. Em thử đọc cái bàn luận bí quá hóa rồ của bác sĩ quân y PTT Ở ĐÂY em sẽ rõ cả.”
    Nguồn: http://bshohai.blogspot.com/2011/10/lam-y-khoa-hay-lam-tien.html#comments
    ——-
    BS ta giỏi thế này mà bs ngoc bảo không giỏi

    • Tưởng ai nói cho vui nhưng theo link qua blog của ông bs HoHai mới biết đó là thật . Nể ông bs Ho Hai nầy quá ! Ai biết ông bs Ho Hai nầy làm ở đâu không ? xin cho biết địa chỉ để biết mà tránh !. cám ơn rất nhiều

  33. Xin BS Ngọc và các BS Việt nam xem thế này thì BS Việt nam ta có giỏi không nhé :
    1/ Ông BS Lê Hành bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM là Tiến sĩ ( nội địa ) chuyên về cắt A-mi-đan tai mũi họng, nhẩy ra làm chủ tịch hội giải phẫu thẩm mỹ TP HCM, trưởng khoa giải phẫu thẩm mỹ bệnh viện Chợ rẫy
    2/ Bạn thân của ông Tiến sĩ cắt A-mi-đan Lê Hành là Ông BS Quang Hùng bệnh viện Chợ rẫy TP HCM là Tiến sĩ ( nội địa ) chuyên về điều trị Phỏng phi luôn ra làm Phó chủ tịch tổng thư ký hội giải phẫu thẩm mỹ TP HCM , phó trưởng khoa giải phẫu thẩm mỹ bệnh viện Chợ rẫy TP HCM
    Hai ông này khét tiếng mổ giải phẫu các kiểu thẩm mỹ từ đầu đến chân luôn, thường xuyên được các báo đài , TV , phỏng vấn, ba hoa khoác lác nói vung vít , nhiều khi nói về chuyên môn sai be bét …
    – ví dụ ở VN hiện nay, ông không làm chuyên môn, ông đang làm bộ trưởng bộ giáo dục nhẩy qua làm thống đốc ngân hàng , như ông Đinh la Thăng làm kế toán phụ trách phong trào thanh niên ở dầu khí , sau vài cú nhẩy, nhẩy luôn lên làm bộ trưởng giao thông thì còn hiểu được vì theo sự phân công công tác của đảng cs VN , mấy ông này chủ yếu là chỉ đạo về đường lối , mà đường lối thì có sẵn kim chỉ nam rồi. Còn các ông BS tiến sĩ nội địa Lê Hành và Quang Hùng bắt buộc phải làm chuyên môn chứ ?nhưng các ông lại không làm cái các ông ấy học( cắt A-mi-đan và chữa phỏng ) mà lại làm cái các ông ấy không học ( giải phẫu thẩm mỹ), thế có chết người không ?

  34. Làm bác sĩ thì không được lộng ngôn, nhưng cũng không nên quá tự ti. Tôi thấy khả năng học tập, chuyên môn của người Việt không đến nỗi, nhưng cơ chế này làm cho họ trở thành rối loạn tâm thần các kiểu: lộng ngôn, lòn lách, ma cô, bất nhẫn…

  35. Xin moi bs Ngoc co y kien gi ve chuyen benh tay chan mieng va cach dieu tri “Bao Dam” cua ong TS Khai di…

  36. Kính gửi BS Ngọc
    Tôi rất tâm đắc với nhận định của bác sĩ về trình độ của ngành Y tế Việt Nam hiện nay. Bản thân tôi cũng làm trong ngành Y nên ít nhiều hiểu được một số “nỗi niềm biết tỏ cùng ai”. Chúng ta không tự ti. Y tế Việt Nam đã đạt được “quá nhiều” so với tỷ lệ phần trăm GDP nhà nước đã và đang đầu tư cho ngành Y tế. Tuy nhiên chúng ta cũng không được phép tự tôn “ếch ngồi đáy giếng” và rồi “ngủ quên trong chiến thắng” để chứng kiến hàng ngày đều có vài chục bệnh nhân Việt Nam bị ung thư tìm đến chữa trị tại các bệnh viện công và tư của Singapore!

    Nhân bài viết này và để tiếp nối bài viết “Đại dịch PGT – TS – BS” của bác sĩ Ngọc, tôi xin được bổ sung thêm một căn bệnh mạn tính của nền Y tế Việt Nam: đó là chế độ HỘI CHẨN. Đây là một chế độ – không biết có từ bao giờ – được quy định hẳn hoi trong quy chế của Bộ Y tế. Từ hội chẩn khoa đến hội chẩn bệnh viện rồi hội chẩn liên bệnh viện…đủ các kiểu hội chẩn. Nhưng thử hỏi các bác sĩ trong ngành Y của Việt Nam bao nhiêu vị thấy rằng những cuộc hội chẩn này có giá trị và giúp ích thiết thực được cho bệnh nhân? Hay đó chỉ là một hình thức “chịu trách nhiệm tập thể” để né tránh những hạn chế trong kiến thức y học, những thiển cận trong cách ra quyết định cũng như để “ru ngủ” trách nhiệm của bản thân người thầy thuốc trước bệnh nhân. Tôi không phủ nhận có những trường hợp bệnh quá khó và quá phức tạp, liên quan đến nhiều chuyên khoa thì đôi khi cũng cần một buổi họp để các chuyên khoa cùng thảo luận. Tuy nhiên hiện nay các bệnh viện đều đang lạm dụng tình trạng hội chẩn này, nhất là trong những thời điểm “nhạy cảm” khi các phương tiện truyền thông đang tập trung “soi mói” ngành Y tế. Người thầy thuốc vừa là một vị tướng quyết đoán của chiến trận, vừa là một chiến lược gia kinh tế, vừa là một đầu bếp ảo thuật gia của các loại gia vị và vừa là một nghệ sĩ. Nét tinh tuý nhất của nghề y là sự nhạy cảm trong chẩn đoán bệnh, sự khôn ngoan trong chiến lược điều trị dựa trên một nền tảng học thuật vững chãi. Người thầy thuốc thật thụ không phải là người thư ký ngồi ghi chép ý kiến của các “PGS – TS – BS” tham dự hội chẩn để rồi, như một cái máy, áp dụng vào cho bệnh nhân…và chờ diễn tiến để rồi…hội chẩn tiếp.

    Tôi đã từng có dịp “thâm nhập” và hoạt động lâm sàng của một số bệnh viện ở các nước phát triển thì chưa thấy nơi nào có chế độ “hội chẩn” như tại Việt Nam. Tại các nước tiên tiến, Bác sĩ điều trị là người chịu trách nhiệm trực tiếp và “tối thượng” trước bệnh nhân. Bản thân họ, sẽ tự lượng giá, không nhận điều trị những trường hợp “quá sức” của mình mà sẽ chuyển cho các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm hơn để điều trị. Bản thân họ nếu thấy khó khăn cũng sẽ tự động tham khảo ý kiến của bác sĩ “đàn anh” (đàn anh thật sự đúng nghĩa!!!) và bác sĩ trưởng khoa. Vì bác sĩ điều trị sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp với pháp luật nên họ rất thận trọng và cân nhắc trước các quyết định điều trị. Tại Việt Nam, thử hỏi các quý vị “PGS – TS – BS” tham gia hội chẩn, nếu bệnh nhân tử vong thì các quý vị có cùng nhau chia xẻ trách nhiệm với bác sĩ điều trị hay không? Hay lúc đó lại phải tiếp tục…hội chẩn để chia trách nhiệm????

  37. Ở VN bây giờ còn mấy trí thức !? Có ông nói thế hệ vàng đã qua bây giờ chắc chỉ còn thế hệ Zn trí thức .Phần lớn là giá áo túi cơm ,kiếm được cái nhà ,cái xe ,vợ con rủng rỉnh là vênh mặt với quê hương ,bạn bè ,đồng nghiệp .Tôi ko trách ai cả nếu họ biết phận mình ,kiếp này nó phải thế nhưng ko ,họ hay “nổ ” ,”tự sướng ” ,họ chửi học sinh như hát hay .Thực ra họ cũng đáng thương ,cũng đang mắc bệnh thật .Cả nước bị bệnh chứ đâu mình họ ,cứ xem nhắn tin bầu vịnh Hạ long từ già tới trẻ,từ quan tới dân,từ nghèo tới đại gia,từ đàn bà tới đàn ông ,từ chị bán dạo tới Gs,Ts ,vvv Đúng là “cái nước mình nó vậy ” .Mà do đâu vậy ,từ khi nào ,ai làm thì BS Ngọc đã viết ở bài trước rồi !

  38. Chủ nhà phân tích rất thấu lý rồi,khỏi bình.Thêm tý là:chắc ông “RÁO XƯ” này suốt ngày mó vú ung thư nên tự cao tự đại đó thôi,không chịu học gì cả,tôi không tin ông lại biết có bao phác đồ điều trị ung thư trên thế giới mới nói xằng vậy. Hỏi ông vài cách mà “ông không kém ai” :Hủy khối u bằng đông lạnh không cần mổ,cấy Iod125 quanh khối u,truyền hóa chất trực tiếp,các ông đã làm được chưa?Ba hoa không khác Triệu bộ trưởng”đến năm 2010 không để 2 bệnh nhân 1 giường”(!),hoặc như cái anh Nguyễn bá Đức….”Năm 2005 ta sẽ xử lý phóng xạ tại chỗ,bệnh nhân sẽ sống 20 năm”.

    .http://vietbao.vn/Suc-khoe/Dieu-tri-xa-tri-tai-cho-giup-benh-nhan-ung-thu-song-them-20-nam/45130804/248
    Thật nực cười!

  39. “Minh sư tât hữu cao đồ”.Xưa ViệtNam có thầy Huyad (xin lỗi nêu viêt sai) nen đa có thê hệ Tôn thât Tùng,Hồ đắc Di,Phạm biễu Tâm ,Nguyên Hữu v v .Cang về sau thây phải lo cơm áo , gạo tiên, noai ngữ Anh ,Phap kem ,khong co dip tiép cân vơi y học thế giơi , thây không co trinh dô làm sao đủ kiên thúc đê truyên cho thê hệ đan em.Hơn nữa thày con dâu nghề sợ lớp đđàn em tranh cơm vơi thày.Hãy xem con em VietNam dan hoc o My, Pháp Anh,Uc,khi ra truong đau co thua kem ngươi bản xứ..Ở VN khi thi tuyen vao truong y , lieu co cong bằng ,hay chi dựa vào lý lịch va chạy chot.Năm 1962 thi vào Dự Bị Y Khoa Saigon , thi sinh Ngô đình Lệ Thủy (con ông Ngô đình Nhu ) cung trựot ( không đậu)

  40. day la benh thanh tich cua toan xa hoi viet nam trong che do nay, moi

    nganh , moi nghe, moi lua tuoi.

    that kho cho nhung nguoi tam huyet

    ban than toi la bs duoc dao tao trong xa hoi nay, tu dao tao la chinh, xa hoi nay cho toi tam bang that nhung kien thuc la gia, toi chi biet doc sach nhung nen y hoc thua viet nam nhu My, Au de ap dung cho benh nhan minh mot cach lang le, vi neu cap tren biet duoc thi met. nho do ma benh nhan toi dieu tri cung tam on

    Mot bs chuyen khoa ung thu
    Dr. xyz

  41. Tôi bị viêm họng ,chữa theo bảo hiểm y tế không khỏi vì thuốc kém , chữa ở VIỆT _SING 33 Phan Bội Châu mất 960 000 đ vì bac sy khẳng định là viêm xoang ,phải chiếu chup soi…Tôi phải nói đến hai lần là viêm họng thì bác sỹ mới soi họng và kết luận viêm họng! Vậy do trình độ chuyên môn hay vì lý do gì? .Tôi là Nguyên Ngoc Thin ,ĐT 01693958107.

  42. Bác sĩ khoẻ chứ? có chuyện gì không mà sao lâu quá không có bài mới?
    Chúc mọi điều tốt đẹp đến Bs…
    Mong được đọc bài mới của Bs
    Kính,

    • Cám ơn bác. Bây giờ thì khoẻ rồi. Mấy tuần trước thì … không khoẻ :-).

  43. CN mỗi tuần cháu đều vào blog của bác để chờ đọc bài viết mới của bác, mà lâu quá rồi không được đọc. Mong bác vẫn khỏe. Bài viết của bác rất hay, chuẩn xác và gợi nhiều suy nghĩ sâu sắc cho cháu.

  44. Phải nóng mủi lắm và còn phải can đảm mới viết ra cái sự thật này. Lâu lắm mới thấy có người dám nói sự thật như câu chuyện của Andersen :” Le Roi nu – Ông vua cởi truồng ” Cũng phải nói có cái lổi của truyền thông lề phải tạo ra các hiện tượng hiếm có này, còn nhớ có thời báo Nhân dân còn lăng xê một O Tiến sỉ Nông tạo ra những trái bắp to đùng ở Hà nội và cứ tưởng như Ô ấy sắp có giải Nobel. Còn ngành Y thì như có một bà từ y tá mặt trận rồi tiến sỉ nhờ tặng cho trường Y cả một trung tâm tin học không có dạy lấy một ngày mà xưng là GS-TS, những thứ như vậy dân VN còn phải chịu khổ dài dài ngay cả như bà kia có O còn làm cả Q. Thống đốc Ngân hàng và gì gì nửa…Phải gởi các thông tin này cho BS Nguyễn văn Tuấn để Ô ấy lên Blog mặc dầu cái Blog của Ô ấy cũng vì hay nói thực mà bị các tay “tặc” đánh phá ác liệt chắc từ chỉ thị của Ô “Tặc trưởng” .
    Ủng hộ hết mình Ô bác sỉ Ngọc và mong rằng các nhà trí thức còn thức hết tình hoan nghênh anh ấy.

  45. “Một tiếng nói nữ giới khác, từ Viện Xã hội học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Thạc sỹ Phạm Quỳnh Hương, cho BBC biết cảm nhận của mình:

    “Tôi cảm thấy đáng lo là thực sự điều kiện kinh tế, giáo dục… nói chung hiện trạng của đất nước nói chung rất là thấp, so với khu vực và các nước khác trên thế giới.

    “Tôi cảm thấy chưa ổn ở chỗ chính người dân Việt Nam và kể cả những người lãnh đạo nữa chưa nhìn thấy rằng mình ‘ở thế thấp’, nhiều người vẫn hoang tưởng về địa vị của mình, cứ tưởng mình ở thế cao, trong khi các nước ở chung quanh họ tiến rất nhanh. Cho nên không chú tâm vào sự phát triển,” chuyên gia về các vấn đề đô thị và y tế của Viện Xã hội học nói.”

    Đoạn phát biểu trên trong một bài báo tổng kết cuối năm 2011 cho chúng ta thấy sự thiển cận và tầm nhìn hạn hẹp của các vị đại giáo sư VN khi bốc phét tung trời về tầm cao so với thế giới của các ngành mà các vị ấy phụ trách.

  46. Kể thêm một chuyện về Bs Hồ Hải.

    Hồi còn công tác ở Khoa Ngọai Tổng quát BV Chợ Rẫy, ông Hồ Hải nổi tiếng là “bác sĩ mổ bằng mồm”!

    Bác sĩ Phan Văn Tấn, giảng viên Bộ môn Ngoại tổng quát, Đại học Y Dược TP HCM, nhận xét: “Ngoài cắt ruột thừa ra, ông ấy chẳng làm được cái gì nữa. Nhưng “nổ” thì banh trời. Ai không biết sẽ tưởng ổng là thứ thiệt”.

    Bác sĩ Nguyễn Bá Nhuận, từng có thời là Trưởng khoa Ngoại tổng quát thì chỉ cười mà không nói gì. Nhưng cái cười của anh “sĩ phu Bắc hà” này mang rất nhiều hàm ý.

    Hồi Đề án 1816 (mà chúng tôi thường gọi đùa là “một tháng một cháu”) bắt đầu tiến hành, Khoa Ngọai tổng quát bèn đẩy ông Hồ Hải đi ngay.

    Cũng xin nói thêm, Đề án 1816 là chương trình chuyển giao kỹ thuật của BV tuyến trên cho BV tuyến dưới. Và thường thì bác sĩ giỏi mới được cử đi, mỗi đợt đi 3 tháng.

    Thế thì tại sao lại cử ông “bác sĩ mổ bằng mồm” đi? Xin thưa: Lãnh đạo Khoa nhất trí: Đi cho khuất mắt.

    Xuống đến Kiên Giang, một bữa ông “bác sĩ mổ bằng mồm” đứng xem anh em Kiên Giang mổ. Và chẳng hiểu ăn mắm ăn muối thế nào mà ông móc điện thọai ra, gọi cho bác sĩ Dương Phước Hưng, giảng viên Bộ môn Ngoại tổng quát, Đại học Y Dược TP HCM: “Anh ơi, ở đây toàn là mấy thằng đầu tôm không à”.

    “Đầu tôm” nghĩa là trong đầu chỉ toàn có… cứt! Xui cho ông, mấy anh em bác sĩ Kiên Giang nghe được, họ làm công văn gửi thẳng về BV Chợ Rẫy, phản ứng.

    Nhận được công văn, ông Trương Văn Việt – lúc ấy là giám đốc Chợ Rẫy, bèn triệu tập “bác sĩ mổ bằng mồm” về ngay.. Và đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến ông Hồ Hải bị “lót lá chuối vào cổ tay”, mời ra khỏi Chợ Rẫy!

    Bích Tuyền.

  47. Tuy mình không phải là bác sĩ, mình cũng làm trong nghành y tế, những lời nhận xét của bs Ngọc mình thấy hoàn toàn đúng và chính xác. Hiện nay tình trạng đánh đồng thể hiện rất phổ biến. mình phải luôn học hỏi, nhất là nền y học phát triển của các bác sĩ nước ngoài, và càng thu thập càng nhiều kinh nghiệm điều trị càng có lợi cho người bệnh của mình chứ, đâu phải có một chút thành tích bắt đầu huyen hoang, hống hách tự cho mình là nhất, là giỏi.

  48. Tôi ngồi đọc những dòng của BS Ngọc và những lời phản hồi của các bạn (tốn khá nhiều thời gian đó chứ nhưng càng đọc tôi càng không thể dừng) tôi nhận ra rằng không chỉ riêng tôi có những suy nghĩ này, hồi đó tôi cho rằng mình là một thằng không biết “ơn”, vì đâu mà mình đang được sống trong một xã hội “tốt đẹp” như thế này.

    VN là nơi mà cái hay cái đẹp và cái cao quý luôn được phơi bày. Luôn được thổi phòng dù là những điều nhỏ bé nhất. Làm được 1 thì khoe lên 10. Chưa làm được thì không dám chấp nhận sự thật là trình độ thấp kém.

    Danh dự và trách nhiệm của con người đang bị cái đồng tiền nó làm tha hóa, biến chất.

    Than ôi, làm sao để VN được như các cường quốc khác? có chăng chúng ta đang chờ một sự thay đổi – nhưng thay đổi đó chẳng khác nào một sự gột gửa mà gột gửa chi nổi bởi nó đã thấm sâu vào máu vào não rồi…

  49. Kinh Gui : Bac Si Ngoc

    bai cua BS doc rat hay va chinh xac. Moi chi tiet va dan chung deu phu hop doi thuong.Nen viet nhieu hon nua, de moi nguoi tinh ngo va phan dau de vuong len.

    Tuy nhien, nguoi VN minh rat gioi va thong minh BS Ngoc, o thanh pho chau o Aachen ( Germany ) co Bac Si Son, mot nguoi rat gioi, va tan tinh voi nghe nghiep, luon mau muc va khiem nhuong. Co lan di tham benh nhan ( Ba Chau ) co tro chuyen cung cac nhan vien o Benh Vien, ho noi voi Chau, o day, khong co bac Si Son thi khong xong viet, moi noi , moi khoa, moi nguoi deu can den Bac Si Son !! Deu nay lam chau rat hay dien cho nguoi Viet Nam noi chung va chau noi rieng.

    Chau noi nhu vay de phan bay rang, o Vn minh van co nhieu nguoi tai gioi do Bac Si Ngoc.

    Chau Hieu

  50. Không riêng gì nghành Y mà cả một xã hội Việt nam dưới sự lãnh đạo độc đảng cộng sản đều tự sướng, tự cho mình là…”đỉnh cao trí tuệ của nhân loại”. Đã bước sang thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21 mà khắp đường phố thủ đô mù mịt bụi và kẹt xe treo đầy 2 khẩu hiệu đỏ chót ;” Đảng cộng sản VN quang vinh muốn nằm” và ” Nước CHXHCN VN quang vinh muốn nằm”. Như vậy xã hội VN mà phát triển để kịp sánh vai với năm châu thì mới gọi là lạ.

  51. Hihi em cảm ơn tác giả ,em cung đang học y nên có phần nào hiểu được thực trạng tệ hại của ngành y tế .
    Nhưng tiết thay cái xã hội ta nó thế nên mới sinh ra những con người như thế và cái xã hội này cứ thế …đưa dân Việt đến với đỉnh cao trí tuệ ???!

  52. toi cung chuyen nghanh voi bs huy 103 toi thay ong nay gioi that day chi phai cai toi hay no thoi, khong can bs ngoc phai beu anh ay nhu vay

  53. chào các anh chị trong diễn đàn,
    cho tôi góp thêm vài lời cho cái gọi là trình độ của Bs VN mình bằng 01 trường hợp cụ thể mà nạn chân chính là người quen của tôi
    người quen của tôi 53 tuổi, cái tuổi mà dân gian ông bà ta có câu: 49 bước qua, 53 bước lại (tôi nêu ra cái tuổi ở đây để làm gì???? để nói rằng không phải do trình độ của các vị GS tiến sĩ BS, Thạc sĩ BS … của ta yếu kém, mà tại vì cái tuổi xui xẻo nên phải chấp nhận thôi
    anh ấy có những triệu chứng của bệnh dạ dày (bệnh nhân có quyền nghĩ đến bệnh của họ), đi khám 02 lần tại 01 bệnh viện lớn của Tp HCM, bệnh viện qui tụ các thầ cô đào tạo cho thế hệ trẻ, 01 vị là Phó giáo sư- tiến sĩ- Bác sĩ, 01 vị là Thạc sĩ – Bác sĩ, cả 02 vị khám cho anh ấy, cho chỉ định làm đủ thứ, trong đó có ội soi dạ dày, cuối cùng kết luận là Viêm Dạ dày – HP (-), cho 02 toan thuoc uống gần 03 tháng, hẹn lần thứ 3 bội soi Dạ dày lần nữa. Và lần hẹn nội soi dạ dày này anh ấy vào đến bệnh viện rồi nhưng không dám nộ soi nữa, vì anh ấy thấy mình 1ua1 đau và khôn còn đủ sức để làm nội soi dạ dày nữa. Anh ấy đi làm siêu âm bụng tổng quát tại 01 phòng khám tư nhân và đưo5c chẩn đoán là K gan nhiều ổ giai d8oan5 cuối (chẩn đoán này đã được xác định bằng chụp MSCR & xét nghiệm AFP > 80.000 UI)
    Chỉ 01 cas như thế này thôi tôi nghĩ đã nói lên vấn đề y đức & những tấm bằng (không biết do ai phong tặng???) chỉ là cái SỌT RÁC (xin lỗi tôi chỉ nói chung chung vậy thôi chứ hoàn toàn không có ý quơ đũa cả nắm)không hơn không kém mà thôi
    \Nhìn lại đọc bài của Bs Ngọc tôi ngưỡng mộ anh 01 điều: nói ra cái mà nhiều người muốn nói, đã nói, đang nói, và sẽ nói. Nhưng tôi chắc rằng: nói thì nói nhưng chưa biết đến bao giờ thay đổi được chút gì theo chiều hướg tốt hơn
    Mạo muội góp chút ý “con kiến” với các anh chị cho vui thôi, chứ cũng không mong gì hơn
    Thật ra tôi cũng là 01 trong những cái mà tôi gọi là SỌT RÁC, và chính vì tôi biết mình cũng là 01 trong những cái SỌT RÁC như vậy nên tôi đã cố gắng không để cái SỌT RÁC có nhiều rác và đặc biệt là có những thứ rác độc hại bên trong

    Kính mong các sư phụ tiền bối, các cao nhân già trẻ, các bấc đàn anh đan chị, các bạn cùng trang lứa, các đàn em nhỏ hơn, … chỉ dạy thêm
    Thất lễ, thất lễ !!!!

  54. ĐỌC BÀI NÀY TÔI XIN MẠO MUỘI CÓ THIỂN Ý SAU:
    Tôi còn nhớ năm 2005 khi du học ở Mỹ, sống với gia đình Gs.Bs người Mỹ, tình thầy trò thật thắm thiết, trong mộ lần ngồi nói chuyện ông ta nói với tôi thế này, ý của câu: Khi sang VN làm việc (giúp VN) ông thường nghe (và rất thắc mắc) với các câu nói của người Việt, đại loại như “VN là dân tộc thông minh nhất thế giới hoặc VN không hề thua kém bất cứ ai trên thế giới (người Việt các bạn luôn tự cho mình là như vậy) . . . . trong khi đó tất cả chúng ta (toàn thế giới) đều biết về một dân tộc mà được cả thế giới ngưỡng mộ về trí tuệ của họ và thống nhất cho là thông minh nhất, và chúng ta đều biết đó là người DO THÁI (Đất nước Israel – ở Trung Đông), nhưng có sự khác biệt hoàn toàn là cả thế giới công nhận một cách khách quan về người DO THÁI như vậy, nhưng trên thực tế là KHÔNG HỀ CÓ một người DO THÁI nào tự vỗ ngực cho là họ và dân tộc họ là những người thông minh nhất thế giới, khác biệt là ở chỗ đó. Riêng cá nhân tôi (Bs Trọng Minh) thì rất chia sẻ những ý kiến với tác giả bài viết trên (Bs Ngọc), theo tôi thì VN vẫn còn đi sau rất nhiều quốc gia trên thế giới ở nhiều lĩnh vực và chúng ta cần phải học nhiều những cái hơn của nhiều quốc gia khác trên thế giới, ngay cả các quốc gia trong khu vực ASEAN của mình như Singapore, Malaysia, Thailand . ..
    Bs NGUYỄN TRỌNG MINH – BV Chợ Rẫy – TP. HCM


Leave a reply to Xuanan Cancel reply

Categories