Posted by: bsngoc | 05/02/2012

Lạm bàn về trí thức và nguỵ trí thức

Mấy tuần nay muốn góp một tiếng nói chung quanh đề tài gọi là “trí thức”, nhưng cái viêm khớp đánh bại mọi ý định. Ngày nào mình điều trị cho người khác, nay đến lúc mình thành bệnh nhân của đồng nghiệp. Trở thành bệnh nhân cũng có cái hay, vì mình có dịp đọc, chiêm nghiệm cuộc đời, suy nghiệm những tín hiệu trong đời sống.

Phát ngôn viên của Đảng?

Tín hiệu bắt đầu từ phát biểu của Ngô Bảo Châu, một đứa con cưng của chế độ hiện nay. NBC định nghĩa trí thức như sau: “… trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.”

Thế là một cơn bão tsunami ập đến. Phản đối và bênh vực. Phản đối nhiều hơn bênh vực. Có những người từng thần tượng và ủng hộ NBC mà nay cũng quay 180 độ. Họ phản đối định nghĩa phiến diện của NBC. Người ta thất vọng với quan điểm của NBC, người mà người ta kỳ vọng quá nhiều. Từ kỳ vọng quá nhiều, họ quay sang khinh bỉ NBC vì anh ta đi “hai hàng”. Người bênh NBC vì … thích. Thích tài năng của NBC. Khi thương trái ấu cũng tròn. Nên người ta sẵn sàng lăn xả vào bảo vệ thần tượng của mình, bất kể thần tượng đó nói năng nhảm nhí ra sao. Âu cũng là tâm tính trẻ con.

Riêng tôi ngạc nhiên với cách hiểu về trí thức của NBC. Tôi ngạc nhiên vì một người đọc sách nhiều, trầm tỉnh và sâu sắc như thế mà có cách hiểu về trí thức trái ngược lại với những gì cộng đồng học thuật công nhận. Tôi không hiểu khái niệm trí thức “không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội” của anh ta đến từ đâu. Chắc chắn anh ta không đủ khả năng học thuật để “nặn” ra một khái niệm ngược đời như thế.

Nhưng tuần qua, tôi đã có câu trả lời. Cách hiểu về trí thức của NBC xuất phát từ Đảng CSVN. Nghị quyết số 27-NQ/TW của Đảng (6/8/2008) định nghĩa trí thức như sau: trí thức là “những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội.” Chú ý những chữ “lao động trí óc”, “học vấn cao”, “sản phẩm tinh thần và vật chất”. Đó cũng chính là những chữ hay ý mà NBC phát biểu. Đảng không nói đến vai trò phản biện của trí thức, nhưng NBC nói thẳng hơn, trực tiếp hơn rằng phản biện chẳng có liên quan gì đến trí thức.

Kể ra cũng ngạc nhiên hay đáng mừng khi Đảng đã có thay đổi nhận thức về trí thức. Ngày xưa Đảng kêu gọi “trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ“. Cái khẩu hiệu ghê rợn và mang mùi máu đó không còn nữa. Thay vào đó là những câu văn êm tai và mùi vị ngọt ngào hơn.

Nghị quyết của Đảng ít người được đọc. Nhưng nay nhờ NBC mà chúng ta biết được quan điểm của Đảng về trí thức ra sao. Có quá không nếu nói NBC là phát ngôn viên của Đảng CSVN?

Đặc điểm của trí thức

Tôi là bác sĩ. Người đời thường xếp tôi và những người tốt nghiệp đại học (học thật chứ không phải học giả như bây giờ) là “trí thức”. Không biết tự bao giờ, người ta xếp những người “có học” là thành phần trí thức, nhưng tự trong thâm tâm, tôi không bao giờ nghĩ mình là bậc trí thức. Những đồng nghiệp tôi cũng không nghĩ họ là trí thức. Tôi không thấy những người mang chức danh “giáo sư”, “tiến sĩ” nhan nhản trong ngành y là trí thức, không phải vì những chức tước đó là do mua bán, mà vì họ chẳng có phát kiến gì có ảnh hưởng ngoài nghành nghề của mình. Thật ra, ngày nay, mỗi lần nghe ai đó giới thiệu “giáo sư, tiến sĩ” là tôi tự động khinh bỉ ngay! Tôi khinh bỉ vì tôi biết khả năng là những tước danh như thế là dỏm, và bản thân những người đó không xứng đáng được gọi như thế, chứ nói gì đến hai chữ “trí thức”.

Tôi nhìn thầy của mình như GS Trần Ngọc Ninh là bậc trí thức. Không phải vì Thầy có bằng cấp cao và chức danh giáo sư, nhưng vì Thầy là người uyên bác có đóng góp ngoài lĩnh vực chuyên môn của Thầy. Tôi coi cụ Nguyễn Hiến Lê là bậc trí thức, không phải vì cụ có học thức cao (thật ra, cụ chưa bao giờ tốt nghiệp đại học), mà vì những đóng góp vô giá của cụ cho xã hội qua những tác phẩm của cụ. Tôi xem cụ Đào Duy Anh, cũng chưa bao giờ tốt nghiệp đại học, là một bậc trí thức.

Hai cảm nhận trên để tôi đi đến một kết luận: Học vấn cao hay lao động trí óc không phải là một đặc tính làm nên người trí thức.

Thế thì trí thức là gì? Tôi mới đọc được một từ rất hay từ web của GS Nguyễn Văn Tuấn. Đó là từ nguỵ trí thức. Ông không giải thích cụ thể thế nào là nguỵ trí thức (có lẽ là pseudo-intellectual?), do đó ở đây tôi cố gắng bổ sung ý nghĩa chữ đó. Theo cảm nhận của tôi, nhận ra những đặc điểm của nguỵ trí thức cũng là cách để chúng ta phân biệt với trí thức chân chính. Theo tôi, những đặc tính sau đây có thể giúp chúng ta nhận dạng một người trí thức chân chính để phân biệt với những nguỵ trí thức.

Vượt tầm: Người trí thức chân chính không chỉ là người có chuyên môn cao, mà còn phải có những đóng góp ngoài chuyên ngành của mình. Có chuyên môn cao là một intellectual worker (có lẽ dịch là người lao động trí óc) như có người định nghĩa trên trang web của GS Nguyễn Văn Tuấn. Người trí thức đi ra ngoài phạm vi chuyên môn của một intellectual worker, bằng cách đóng góp ý kiến, phản biện những vấn đề liên quan đến xã hội, chính trị, triết học … GS Trần Ngọc Ninh, BS Nguyễn Khắc Viện là những người của ngành y, nhưng các bậc đàn anh đó còn là những nhà văn hoá có tiếng. Họ xứng đáng là những intellectual – nhà trí thức. Người trí thức chân chính không chỉ có tầm mà còn có tâm. Họ đau đáu lo chuyện quốc gia đại sự dù họ không có quyền.

Khiêm tốn: Người trí thức là những người khiêm tốn, vì họ ý thức được rằng kiến thức của mình còn hạn chế. Khiêm tốn tri thức còn có nghĩa người trí thức không khẳng định những gì mình chưa biết hay chưa có chứng cứ. Dĩ nhiên,  khiêm tốn ở đây cũng có nghĩa là người trí thức không nên tự phụ, kiêu căng, khoác lác, kiêu ngạo, mà phải sử dụng logic và chứng cứ để phát biểu một cách hợp lý. Việt Nam không thiếu những người cũng mang danh giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhưng kỳ thực là họ không có kiến thức uyên bác về lĩnh vực họ phát biểu. Thay vào đó là những khoa ngôn, rừng chữ cầu kỳ, màu mè, mà chính họ cũng không hiểu họ nói gì. Những kẻ đó tôi gọi là nguỵ trí thức. Giới báo chí thường hay bị lừa bởi những nguỵ trí thức. Mới đây đã xảy ra trường hợp một ông bác sĩ hay dùng những từ ngữ triết học cao siêu được mời viết bài và giảng ở Đại học quốc gia TPHCM, nhưng chỉ vài ngày thì người ta phát hiện ông ta chỉ là loại nguỵ trí thức.

Can đảm, dấn thân: Người trí thức thật sự khác với trí thức trùm chăn. Trí thức trùm chăn là những kẻ cũng có bằng cấp cao, cũng danh xưng đầy mình, cũng lao động trí óc, nhưng không có khả năng hình thành một quan điểm độc lập. Họ là những người nằm trong một tổ chức, như Đảng CSVN. Họ có thể nhận ra những gì Đảng dạy là sai, nhưng họ không dám nói ra, chỉ “trùm chăn” hay đóng vai 3 con khỉ không muốn nghe, không muốn thấy, và không muốn nói. Loại này thì có nhiều ở Việt Nam. Ở bàn nhậu họ phát biểu rất hăng, nhưng khi họp chi bộ thì họ là những con mèo đáng thương hại. Ngược lại với loại trí thức dỏm (trùm chăn) đó là trí thức thật, những người không khi nào chấp nhận lý lẽ của người khác một cách dễ dãi, không bao giờ chấp nhận giáo điều, không bao giờ khuất phục trước những kẻ quyền thế. Đặc tính can đảm đặt người trí thức ở tình thế có khi nguy hiểm. Nếu Đảng dạy trí thức phải là a, b, c, mà người trí thức phản biện (với lý lẽ) không phải như thế thì người trí thức sẽ đối đầu với rủi ro. Người trí thức chân chính chấp nhận rủi ro đó. Còn nguỵ trí thức thì chỉ việc đi theo đường hay học thuộc bài Đảng đã dạy.

Thấu cảm: Người trí thức chân chính lúc nào cũng đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu họ. Đặc tính này có tương quan với khả năng hình thành quan điểm và lý trí của người khác, và lý giải từ những giả định, tiền đề và ý tưởng của chính mình. Thấu cảm còn có nghĩa là người trí thức sẵn sàng chấp nhận mình sai cho dù mình tin tưởng rằng mình đúng. Những loại trí thức dỏm không có đặc tính thấu cảm, bởi họ không bao giờ đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Họ có thể là những người ở nước ngoài, không chịu sự chi phối của các nhóm quyền lực chính trị, nhưng họ sẵn sàng lớn tiếng lên tiếng lên lớp đồng môn trong nước là “phản biện trung thành” và lấy làm hài lòng sự lên lớp của mình.

Liêm chính: Người trí thức chân chính là người áp dụng những quy chuẩn khoa học để đánh giá những lý giải và chứng cứ của mình, chứ không phải dễ dãi với những gì mình tin tưởng. Nói cách khác, người trí thức dùng quy chuẩn khoa học chẳng những cho người khác mà còn cho chính mình. Điều này đòi hỏi người trí thức phải thành thật chấp nhận những quan điểm khác với mình. Đặc tính này tương phải với nguỵ trí thức, những kẻ không có khả năng lắng nghe quan điểm của người khác, không đủ can đảm để ghi nhận phê bình của người khác. Nguỵ trí thức cũng là loại trùm chăn, vì đầu óc họ (cũng lao động trí óc) chỉ biết có một quan điểm, chỉ tin vào một thần tượng. Bất cứ ai phê bình thần tượng của họ, họ nổi nóng và lảm nhảm. Một loại nguỵ trí thức khác là lên giọng dạy người khác rằng khi phản biện phải có am hiểu vấn đề nhưng bản thân họ thì chẳng có bất cứ một kiến thức nào về vấn đề họ phản biện. Đó là loại nguỵ trí thức tiền hậu bất nhất, một tiêu chuẩn cho mình, một tiêu chuẩn cho người khác.

Kiên trì và trung thành: Người trí thức chân chính là người trung thành với lý tưởng của mình, tin rằng lý tưởng đó sẽ làm cho xã hội tốt hơn. Họ kiên trì theo đuổi những sự thật hay nguyên lý mà họ tin tưởng, bất chấp những khó khăn, cản trở, và đe doạ. Khác với trí thức chân chính, nguỵ trí thức thay đổi quan điểm khi có điều kiện. Hôm nào họ tích cực tham gia phản biện dự án bauxite, nhưng sau một thời gian có lẽ bị uốn nắn, họ quay sang nói trí thức không cần phản biện!

Căn cứ vào những đặc tính trên, tôi nghĩ ở Việt Nam rất khó có một giai cấp trí thức chân chính. Chúng ta không có cơ hội để phản biện trên báo chí thì làm sao vượt tầm được. Nền học thuật còn chưa có tự do thì làm sao chúng ta có cơ hội công bố những quan điểm học thuật. Thay vào đó, chúng ta có rất nhiều nguỵ trí thức. Trong số này phải kể đến chính những người đã làm ồn ào không gian cyber với định nghĩa thế nào là trí thức.


Responses

  1. tôi nghĩ như thế này thưa bs : người có tài + có đức cực cao: bậc thánh như đức khổng tử, thánh gandhi; rất cao: bậc hiền như cụ , jean jacques rousseau, chu văn an, abraham lincoln; cao: bậc trí, sĩ như cụ nguyễn hiến lê, tạ quang bửu, hoàng tụy. tôi quan niệm bậc trí là người trí thức.
    có tài: không người có tài nào giống người có tài nào. nếu tài năng là giống nhau, thì hẳn các máy tính đời mới đều rất có tài: nào là chơi nhạc, giải toán, thiết kế công trình…vv. mấu chốt của tài năng chính là tạo ra sự khác biệt (đương nhiên kết quả phải tốt hơn). điều tối kỵ với người tài là làm điều ngu ngốc: phát biểu ngu ngốc, hành động ngu ngốc (bởi vậy nếu điều gì ko biết thì ko được phát biểu, hành động để tránh điều tối kỵ!)đương nhiên nhiều cái ko biết quá thì ko thể gọi là có tài được.
    có đức: đức độ muôn vẻ, lấy tâm thiện làm gốc, chữ nhân làm đầu. dũng khí làm tay chân. người ác, người tham lam, người hèn nhát thì ko thể gọi là có đức được.
    tài và đức tương xứng nhau: người tài mọn thì ko thể có đức lớn được và ngược lại.
    cả ba bậc thánh, hiền, trí thức đều có tầm ảnh hưởng đến số đông, đến công chúng (nên nhiều vị trí thức làm nghề giáo, nghề y, làm chính trị) nếu có tài có đức nhưng chưa có tầm ảnh hưởng đến số đông thì chưa thể thuộc một trong ba bậc trên được. có thể tài đức chưa đủ tầm, hoặc có chỉ một trong hai thứ. như ngô bảo châu có tài cao nhưng có thể đức còn bé vì thiếu dũng khí. nên nếu gọi là trí thức thì ko thể là trí thức lớn được.

  2. Rất đồng ý với bác. Bác có biết là, trên một diễn đàn của các vị đại trí thức, có người nhảy nhỏm lên với việc thảo luận về trí thức. Chắc bác cũng đoán được lý do: đa phần những kẻ dị ứng với cuộc thảo luận này là những kẻ ngụy trí thức và không muốn nghe bàn tới cái gót chân Asin của mình. Tôi chẳng phải trí thức, cũng không phải trí ngủ, càng không phải trí trá, thì thấy cuộc thảo luận này rất hữu ích, thực ra nó chẳng phải là thảo luận về định nghĩa trí thức, mà là một cơ hội để bàn về trách nhiệm xã hội của người trí thức, mà thực chất là bàn về thái độ sống. Trí thức như bác đã nêu rõ trên đây, quả là quá ít ở VN hôm nay. Rất mong bác tiếp tục viết để đánh thức công chúng, phải “khai dân trí” thì mới có ngày “chấn dân khí”. Chúc bác mau lành bệnh.

  3. WHAT DO YOU EXPECT? NBC was a Hanoi high school graduated, and was very much much by Hanoi’s so called “intellectual thinking”.

    LAM CAM SAYS NBC has read many boods and very disappointed the definition of NBC’s choice of “intellectual”. What kind of books he has read so far besides maths and calculus?

    I THINK you have gave him too much credits. As i have earlier, NBC is NO, and i mean NO, intellectual at all by all means.

    As i understood, he is not even teaching at the Univ. of Chicago, he is only acting as advisor for the graduate students. Nevertheless, that has nothing to do with “intellectual’.

    However, having say that, I also suggest we have to low the bar for the definition of intellectual in VN for its circumstance…but will not go to that low to consider the definion of NBC’s choice.

    • NBC was a Hanoi high school graduated, and was very much much by Hanoi’s so called “intellectual thinking”.

      While that is the case, his post-studies had been in France. So, strictly speaking, France has given him his professional success, not the bloody commies.

      However, Field is not the end of the road for mathematician. Chau is still very young by any definition, let’s what else he will contribute while working in his native Vietnam — that’s is when the result(s) really counts/count.

  4. 1) Câu của GS Ngô Bảo Châu mà bsngoc trích dẫn trong bài “không phải là định nghĩa”. Ông Châu chỉ muốn nêu 1 (trong những) đặc điểm của trí thức.
    2) Hiểu về nội hàm của từ Trí Thức: có 2 nhóm chính (và nhiều nhóm trung gian, thường do cá nhân tự tiện nêu ra theo cảm nhận riêng của mình)
    a) hiểu theo nghĩa “gốc” 1906.
    b) hiểu theo nghĩa thông dụng hiện nay (coi người “có học” là trí thức.
    Không nên tự tiện đưa ra định nghĩa (hay các đắc trưng) của riêng mình, rồi tán rộng ra.
    3) Ngô Bảo Châu cho rằng
    a) ai cũng có quyền phản biện, quyền này không dành riêng cho trí thức.
    b) xã hội không có phản biện (cấm đoán) thì đó là xã hội “chết lâm sàng”.
    Câu này lên án xã hội XHCN ghê gớm lắm. Nghề Y càng hiểu thế nào là “chết lâm sàng” = sẽ chết thẳng cẳng, nếu cứu muộn và không đúng cách.
    Không thể mượn gió để mạt sát NBC quá mức cần thiết.

  5. Người trí thức là người có trí để thức, chứ không trùm chăn để…ngủ trên đau khổ của đồng loại.

  6. Theo tôi, người trí thức là người có tri thức dồi dào và có chính kiến trước những vấn đề chính trị xã hội.

  7. Thưa BS Ngọc,
    Rất mừng BS trở lại với diễn đàn.Tôi là độc giả rất hâm mộ tất cả các bài viết
    về Ngô Bảo Châu.Hiện tại mỗi ngày ở Mỹ này, ngay trong trường Chicago này cũng chẳng ai biết NBC là ai, ngoài trừ các giáo sư trong ngành,kể từ ngày NBC về trường có đúng 1-2 bài về NBC do trường viết thôi, chứ không kiểu lăng xê đình đám như
    ở xứ “Rừng Vàng Biển Bạc” ta. NBC chỉ la hạt cát rất nhỏ trong khoa học ở Mỹ quốc này, chỉ là giáo sư có đặc biệt chút la giải Fields mới câu được cơm ở Mỹ Quốc này, đợi 2-3 năm nữa thì đâu cũng ra đó, vì đầu óc đã bỏ ra hết để chứng minh bổ đề và vì làm về toán Đại số thì rất trừu tượng,rất ít người biết và quan tâm ,nói chung rất hẹp bởi vậy cách suy nghĩ cũng từ đó mà ra , nghĩa là “Trí thức trùm chăn” và chờ cơ hội về để chụp lấy , nhưng chúc may mắn vì theo tin nội bộ trong Hội toán học thì kế hoạch cũng không thành đâu, vả lại BS cũng biết tuyên ngôn ” Đừng nghe những gì ..hứa,hãy xem những gì họ làm”. Người trí thức theo tôi thì sống ở đâu thì phải thông thạo tiếng nước đó BS cứ vào xem trở lại bài phát biểu của NBC bằng tiếng Anh giọng Hà nội nghe chịu thua luôn và BS xem lại CV của NBC ở trường Chicago đánh tiếng Anh sai rất nhiều.
    Nói tóm lại, tôi có cơ hội tiếp xúc vài lần và bạn bè chung quanh NBC toàn những người làm toán trong số họ và ngay cả NBC là Trí thức Chảnh, Trí thức chờ thời,Trí thức thượng đội hạ đạp… ăn nói phép tắc, lý luận không bằng nông dân Đoàn Văn Vươn.Nghe nói bị dập ở trang quechoa và anhbasam qúa nên về Mỹ kỳ này chỉ đi tìm người cùng đạt giải fields để hợp tác cho viện toán cao cấp trừu tượng của NBC, không thèm trả lời thư của độc giả học toán nữa.
    Theo tôi nghĩ vì cả 2-3 thế hệ trong gia đình NBC được là con nhà nòi triết XHCN nên ăn nói thì VŨ NHƯ CẨN, măc dù cũng đua đòi học phép tắc tư bản Mỹ , nhưng xin thưa còn lâu lắm vì qua ngôn từ phát biểu. trình độ giao tiếp Anh ngữ chứa tới đâu.Trí thức Châu này vẫn còn trùm chăn, cần phải “HỌC,HỌC NỮA,HỌC MÃI”.
    Còn hiện giờ chỉ là Trí Chảnh thôi, chưa thức so với rất nhiều đồng nghiệp cùng ngành toán gốc Việt ở xứ Mỹ, chưa nói đến người Mỹ.
    Mong BS tiếp thu và sửa đổi ý kiến.
    Một người đã học Toán.

  8. Đầu tiên người trí thức phải là người có tri thức và phải biết phổ cập tri thức trong phạm vi học thuật của mình cũng như của nhân loại nói chung trong cộng đồng. Và hơn hết người trí thức phải có lòng dũng cảm để bảo vệ quyết liệt sự đúng đắn của tri thức ngay cả trước cường quyền bạo lực cho dù có thể phải hi sinh mạng sống. Tuy nhiên phương thức bảo vệ chân lý của mỗi trí thức cũng có thể phải được nhìn nhận với một nhãn quan nhân bản và thực tiễn hơn. Trong lịch sử khoa học tri thức, sự khác nhau giữa thái độ bảo vệ chân lý của Copecnic và Galileo Galilei có thể là một ví dụ sinh động. Cảm ơn BS Ngọc

  9. Tôi rât thích câu này của BS. :”Hai cảm nhận trên để tôi đi đến một kết luận: Học vấn cao hay lao động trí óc không phải là một đặc tính làm nên người trí thức.”
    Và phản hồi của Anh Hùng- Ngắn gọn,rõ dù không văn hoa bác hoc….cho tầng lớp “ít học” như tôi dễ nhận dễ hiểu. Cám ơn.

  10. Tôi khinh những loại trí thức như Ngô Bảo Châu!

    • Tôi cũng nghĩ có rất nhiều người có cùng thái độ khinh loại người “trí thức” như NBC, như bác NQ vậy đó!

  11. Cám ơn BS Ngọc đã cho thêm một bài viết về trí thức, một số điều bác đề cập cũng đáng để cho những người khác như tôi học hỏi. Từ rất lâu tôi chẳng bao giờ tự cho mình là người trí thức, nhưng trong lý lịch khi nói về thành phần bản thân người ta luôn bắt tôi phải viết là thành phần trí thức vì tôi đã học qua đại học. Với những điều học hỏi được, tôi cũng đồng ý với bác một số thuộc tính cần có của một người trí thức như bác đã nêu.
    Điều bác nói “ Người trí thức chân chính không chỉ là người có chuyên môn cao, mà còn phải có những đóng góp ngoài chuyên ngành của mình” đây phải chăng là một yêu cầu (hay là một thuộc tính) mà không phải bao giờ cũng đúng. Tôi cho rằng nếu người có một trình độ chuyên môn cao về một chuyên ngành, đem cái hiểu biết về chuyên ngành của mình để phản biện, đóng góp, canh tân hơn lĩnh vực đó cho đất nước, cho xã hội thì cũng đã đáng trân trọng lắm rồi. Nếu họ có thêm được những kiến thức sâu về xã hội, về triết học và có đóng góp thêm vào những lĩnh vực này được thì là điều quá tốt. Tôi có cảm giác khi đề cập đến phản biện xã hội là người ta liên tưởng đến những phản biện liên quan đến chính trị, nhưng thực chất phản biện là những ý kiến đóng góp đúng đắn, khách quan về mọi hoạt động của xã hội. Tôi đồng ý với một ý kiến của một bác gần đây có ý rằng “ nếu như NBC nên phân tích cho ngài TT, ngài PTT là liệu hiện nay ở VN có cần thiết đầu tư một số tiền rất lớn của người dân để xây dựng viện toán cao cấp hay chưa?? Ngành Toán học phát triển có kéo theo làm cho đất nước phát triển ở những lĩnh vực gì trong tương lai ??
    Bài viết của bác có một số ý hơi chua cay về các TS, GS dổm – đành rằng trong xã hội hiện nay có rất nhiều người là GS, là TS nhưng tầm mức của họ chưa thật đúng với phẩm chất mà họ mang- tôi cho rằng tình trạng này thì ở đâu cũng có, chỉ khác nhau ở mức độ có nhiều hay ít – phổ biến tràn lan hay chỉ là một số rất nhỏ- ở các nước có hệ thống đào tạo chuẩn mực, hệ thống xét duyệt chức danh chặt chẽ, khách quan thì số TS, GS không đúng với phẩm chất rất ít. Cái khác làm cho nhiều người khó chịu là ở VN người ta quá đề cao những cái học vị và chức danh nên rất hàm oan cho những người có bằng TS, GS đúng với phẩm chất họ có và cũng xứng đáng với họ khi hoạt động trong môi trường giảng dạy đại học.

  12. “Thật ra, ngày nay, mỗi lần nghe ai đó giới thiệu “giáo sư, tiến sĩ” là tôi tự động khinh bỉ ngay! Tôi khinh bỉ vì tôi biết khả năng là những tước danh như thế là dỏm, và bản thân những người đó không xứng đáng được gọi như thế, chứ nói gì đến hai chữ “trí thức”.”

    Gần bốn chục năm trước, khi tiếp xúc với những người được đào tạo và được cấp những bằng cấp cao ở miền Bắc, tôi cũng đã có ý nghĩ giống như BS Ngọc. Những người đạt được những danh hiệu giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư , và cả bác sĩ nữa chứ ! đều chỉ chứng tỏ được là họ có trí nhớ tốt, có khả năng nhớ và nhắc lại những gì người ta muốn họ nói. Họ không dám có ý nghĩ riêng, không biết suy luận, và không dám suy luận. Khả năng suy luận của họ rất ấu trĩ, kém cả những học sinh miền Nam đã học môn “Luận Lý” hay học sinh Mỹ đã học môn ” Critical Thinking”. Họ còn e dè không bao giờ dám nói lên ý nghĩ riêng của mình.
    Mấy chục năm sau, tôi trở về Việt Nam thăm bạn bè và thân nhân. Khi tiếp xúc với những người được đào tạo trong nước, tôi thấy họ vẫn e dè hoặc né tránh nói đến những điều chưa được Đảng và nhà nước cho phép hay chấp thuận.Tôi rất thông cảm tâm trạng và hành vi, thái độ của họ. Thôi thì :” Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy, Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài .” Ta cũng đừng nên đòi hỏi những trí thức trong nước suy nghĩ độc lập và nói được những điều họ thực sự muốn nói. Họ thà mang tiếng hèn còn hơn là phải sống những ngày tù tội. Nếu tôi còn sống ở trong nước , hoặc tôi cũng là một người tù vô danh, hoặc tôi cũng là một thằng hèn im lặng sống trong xã hội. Còn sự lựa chọn nào nữa đâu.Có ai còn nhớ đến câu thơ của Alfred de Vigny trong ” Cái chết của con sói” không nhỉ ?
    Gémir, crier, pleurer est également lâche,
    fais énergiquement ta longue et lourde tâche
    dans la voie que le sort a voulu te donner,
    puis après, comme moi,
    souffre et meurs sans parler !

    Lê Nhậm

  13. Nếu như thế thì ở vn hiên nay không có ai đuớc xem là tri thức thật sự. Ơ vn duơng như họ chỉ thích nhưng danh từ cao siêu như Giao sư, tiên sĩ mà không hiểu ở mức độ học vấn như vậy họ có xứng tầm như vậy không!

  14. Dạ cảm ơn bs vì bài viết, mong bs luôn khỏe để bọn hậu sinh chúng em được đọc thêm nhiều bài viết quy báu. Nền văn hóa của chúng ta cần những người có tâm và có tầm như bác sĩ. Lâu nay họ muốn xây dựng một nền văn hóa mới, những giá trị xưa cũ mai một dần. Phần đông sống gấp gáp mưu cầu danh lợi, quên hết những giá trị căn bản làm người. Một lần nữa xin cảm ơn bác sĩ ạ.

  15. […] người đã làm ồn ào không gian cyber với định nghĩa thế nào là trí thức. BsNgọc bsngoc.wordpress.com | […]

  16. 1 – Trước hết nói về Ngô bảo Châu (NBC): Tết vừa qua mấy người thân ruột thịt của tôi cỡ tuổi NBC, mấy anh này đều là Tiến sĩ ( các nghành nghề khác nhau ) do Anh – Mỹ – Australia đào tạo về VN chơi ai cũng lắc đầu về phát ngôn trí thức trí ngủ của NBC. ( xin bạn lưu ý là tốt nghiệp Tiến sĩ khối nói tiếng Anh khó và qui chuẩn hơn khối nói tiếng Pháp ) Anh em kể lại rằng khi nghe tin Phạm Văn Đồng(PVĐ) chết NBC đã rưng rưng nước mắt và than thở rằng rất biết ơn PVĐ và đảng CS VN.( anh em Saigon và Miền nam VN thì cười)( xin bạn cũng lưu ý rằng anh em ở SG và miền nam VN có suy nghĩ và phương pháp tư duy cũng khác anh em ở Hà nội và miền Bắc VN ),khi qua Hoa Kỳ làm việc thực tế cuộc sống đã làm tư tưởng NBC có nhận thức đúng hơn về CNXH mà trước đây NBC tôn thờ.Vì thế khi nghe NBC phát ngôn gần đây anh em nghi ngờ rằng,ngoài việc cấp nhà, cho làm viện trưởng toán đằng sau đó nó còn một cái gì đó uẩn khúc ở đây ví dụ nếu không nói như thế thì sẽ bị oto chẹt chết chẳng hạn…
    2 – Tôi khác với BS Ngọc là không phải mới đây khi nghe ai giói thiệu Phó Giáo Sư, Giáo Sư, Tiến Sĩ tôi mới khinh bỉ và buồn nôn, mà trước đây hàng mấy chục năm tôi đã rất khinh và ghê tởm bọn này vì mấy người này ngu dốt cực kỳ,lúc đó vì miếng cơm manh áo tôi đã bị ép phải tham gia cuộc họp bỏ phiếu trong 1 kỳ bầu chọn lãnh đạo đảng viên cs ở nơi tôi làm lên làm P giáo su, giáo sư nên tôi biết mấy người này đã thủ đoạn như thế nào để cho được cái chức danh GS Tiến sĩ thối tha đó, một đất nước một xã hội như thế thì hỏi làm sao mà tiến lên được mà tốt đẹp được ?
    3 – Một người bình thường học cho xong một cái Đai học đúng nghĩa thì đã bạc cả đầu, còn chúng nó suốt đời chỉ có đi họp, thế mà trong lý lịch chúng nó có đứa có mấy bằng Đại hoc, có đứa leo lên được chức bộ trưởng, văn hoá lớp bét bổ túc, đánh đùng một cái đã thấy thành Tiến sĩ, Giáo sư

  17. Thưa BS Ngọc.

    LIÊM CHÍNH là tiền – quyền – danh không mua được họ, ngừơi trí thức chân chính. Phần nội dung được BS bàn ở đây là TÍNH TRUNG THỰC và DÁM BUÔNG BỎ của trí thức. Hạo Nguyên tôi xin được lạm bàn và xin được BS cùng chư vị chỉ giáo.

  18. Kính ông
    Tôi luôn khâm phục, ngưỡng mộ ông, một TRÍ THỨC đúng nghĩa! Kính

  19. Bác ơi ! Đợi bài mới của Bác lâu quá chừng luôn. Chúc Bác luôn khỏe

  20. LÂU LẮM RỒI MỚI THẤY BÁC SỸ ĐĂNG BÀI. MONG MÃI!!!

  21. Hay quá, nên phổ biến rộng rãi…

  22. Từ xưa VN đã có từ “Sĩ phu” hàm ý người có hiểu biết là trách nhiệm với xã hội đất nước , nên thường ghép thành “sĩ phu yêu nước”. Người ta gọi Phan Đình Phùng là sĩ phu yêu nước chớ không gọi Hoàng Cao Khải là sĩ phu bao giờ vì ông nầy hơp tác với Pháp, thiếu trách nhiệm với đất nước trong cơn nguy biến.
    Sau nầy, du nhập văn minh phương Tây có thêm từ trí thức, nhưng từng thời kỳ lý giải khác nhau nên rối rắm. Theo tôi, hiểu trí thức như sĩ phu ngày xưa là đủ !

  23. “trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ“hú hồn tui là trí ngủ

  24. Ở Việt Nam cũng đã có những trí thức chân chính,nhưng đáng tiếc là chưa thành một tầng lớp đông đảo,đủ mạnh để thành tầng lớp hướng dẫn dư luận xã hội ,thậm chí trở thành tầng lớp lãnh đạo quốc gia như các nước có cơ chế dân chủ tiến bộ.Đây chính là sản phẩm của nền giáo dục lạc hậu,giáo điều ,bảo thủ,còn mang đậm chất giáo dục thời P.K ở ta do ảnh hưởng P.K
    Tầu:Nền giáo dục bị “chính trị hóa”,nghĩa là đào tạo những “trí thức”
    nhằm phục vụ cho mục đích chính trị ,hay nói thẳng ra là đào tạo
    ra lớp người ra làm quan,làm tôi tớ cho bọn thống trị ,suốt đời “trung quân ái chúa”.Như vậy lấy đâu ra trí thức biets phản biện?Mà làm sao giám phản biện?Người duy nhất được “phản biện”gọi là quan ngự sử,can không khéo còn bị mất đầu ,thì người không “được phép”làm sao giám phản biện(tức gop ý kiến)
    Vì vậy chỉ có học,thi đỗ dạt để được bổ làm quan ,để vinh thân phì gia ,để cả họ hàng hang hốc được nhờ(!)
    Các vị thử làm một phép so sánh xem nền giáo dục của nước ta ngày nay có khác gì mấy thời xưa mấy không?Cứ thử xem chương trình giảng dạy các cấp cho đến đại học thì rõ là”chính trị
    hóa”theo kiểu p.k ra sao.Xem cách bổ nhiệm quan lại theo lối cha truyền con nối,từ trên cử xuống, có bằng cấp cao đươc bổ làm
    quan,chẳng “sờ”gì đến k.h nữa.Thậm chí còn vượt xa cả thời p.k:
    làm quan cái đã ,vơ vét của dân ,được hưởngl lương chán chê mê mỏi rồi được cử đi học sau,lấy cái “nước sơn” để về lên chức( !)
    Cách giáo dục và sử dụng người như vậy ,làm gì không lũ lượt sinh ra hàng đàn trí thức dởm kia chứ?Đất nước này sẽ di đến đâu thì không nói ai cũng biết !Chừng nào các nhà lãnh đạo còn
    chưa chịu tiêp thu ý kiến của các trí thức lỗi lạc,tâm huyết như Hoàng Tụy,Phan đình Diệu…. mà thay đổi lối tư duy cũ lỗi thời thì hâụ quả trông thấy rõ rồi !(Tích lũy sai lầm về lượng bao năm nay
    giờ đang nhảy vọt về chất mà)
    Cuối cùng có mấy câu “định nghĩa “trí thức dởm gửi tặng B.S Ngọc đọc cho vui:
    Trí thức là người ít ngủ
    Cố học để được làm quan
    Để được đè đầu cưỡi cổ
    Những người lao động bần hàn

    Trí thức thích được vua khen
    suốt đời “trung quân ái chúa”
    Nhận toàn huân chương cao quý
    Treo đầy trước ngực leng keng …

    những kẻ ra làm quan, làm tôi tớ cho bọn vua chúa

  25. Làn đầu tiên vào blog này, nhiều bài viết hay thật

  26. Trì thức theo tôi hiểu là người dùng TRÍ của mình để đánh THỨC thiên hạ.

  27. lâu quá chờ đợi một bài viết của bs. hôm nay được đọc thỏa thích, mong bs mau hết bệnh( hơi tiếu lâm) để còn nhiều bài viết hay phục vụ mọi người

  28. Tôi thật ái mộ Nhật ký của Bác-Sĩ Ngọc, đọc bình luận,tôi đã hiểu và ngộ ra, thế nào là trí thức chân-chính, xin cảm-ơn Bác Sĩ. Bài viết “chuẩn không cần chỉnh ” lần nữa xin cảm-ơn.

    • Cám ơn bạn.

  29. Đơn giản thôi, trí thức là người mang TRÍ của mình đánh THỨC thiên hạ

  30. Thế kỹ qua, trí thức thiếu cãnh cáo ,dễ tin , thất bại và đầu hàng truớc bạo lực.
    Nay là lúc trí thức cùng đứng lên, chống ác phù thiện dìu dắt nhân dân chịu đựng quá nhiều tang tóc, khổ đau, mất mạng…
    Bài viết , phân tích khoa học, chính xác. Lên tiếng đúng lúc. Cám ơn và nguỡng mộ . Mong tiếp tục hành động để cưú dân, cưú nuớc. Cám ơn.

  31. Bữa nay bên trang Giáo sư dỏm, thấy bác Outsider “giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha”, bỏ công dạy dỗ một vị thường vỗ ngực xưng mình là trí thức, nhưng hành xử thì quá thấp kém:Dốt hay nói, điếc hay hóng: Bà Vũ Thị Phương Anh

    Phòng tranh luận khoa học cộng đồng


    (hình như bà này là người quen trên trang bs Ngọc :-):-))

    Bài này là ví dụ để hiểu một dạng “ngụy trí thức”!!

    • Vâng, cám ơn bác. Đương sự từng được đề cập trong blog này với cảm tình. Nhưng càng lúc càng thất vọng với bà nên độ không biết nói gì. Bạn Outsider quả là thâm hậu!

  32. Cám ơn bác sĩ đã có thêm một bài viết rất sâu sắc và mạch lạc để phân biệt giữa trí thức và ngụy trí thức. Tôi đồng ý với phần lớn những gì bác sĩ nói. Tuy nhiên không phải giáo sư tiến sĩ y khoa nào trong nước cũng đều “dỏm” và mua quan bán chức như bác sĩ nói. Tôi đồng ý với phản hồi của bác Hanh Nguyen, ở đâu cũng có người này người kia, không nên vơ đũa cả nắm. Hơn nữa không cứ nhất thiết phải có đóng góp trong các lĩnh vực xã hội, chính trị ngoài chuyên môn của mình mới được gọi là trí thức. Theo tôi miễn là anh có những đóng góp cống hiến lớn, làm thay đổi hay ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng xã hội nhờ tài và đức của mình, như thế đủ gọi là trí thức rồi. Bản thân tôi có quen thân một gia đình bác sĩ kia, cha là giáo sư bác sĩ giải phẫu, con trai là tiến sĩ bác sĩ. Họ đều là những người thật sự có tài đức, có tâm huyết với nghề nghiệp, có nhân bản, xuất sắc trong lĩnh vực chuyên môn nhưng rất khiêm tốn và có óc cầu tiến. Tôi thật sự khâm phục họ không phải bởi những thành quả hay bằng cấp họ đạt được mà bởi cái tâm và cái tầm nhìn của họ đối với xã hội và thế giới. Chúc bác sĩ bớt đau khớp và có thêm những bài viết thú vị để chúng tôi có dịp suy gẫm về thời cuộc và con người.

  33. Xin nói thêm về Ngô Bảo Châu. Tôi thấy tội nghiệp cho NBC ở chỗ anh ta thường xuyên bị lôi ra làm đề tài đàm luận: kẻ thì khinh bỉ cho là con rối của Đảng, người thì thần tượng hóa cho là kẻ sĩ thời hiện đại. Hình ảnh của anh ta bị thổi phồng lên quá mức so với con người thật của anh. Vô hình chung NBC bị đặt trong một thế mà theo tôi, chính bản thân anh ta cũng không mong muốn như vậy. Việt nam quá thiếu thốn người tài cho nên hễ có ai làm được một cái gì mà được thế giới nhìn nhận đều bỗng dưng trở thành “vĩ nhân” chẳng hạn như Đặng Thái Sơn trước kia và nay là NBC. Thật ra theo tôi NBC chỉ là một người làm khoa học giỏi, nhờ nỗ lực và tài năng của cá nhân mà đạt được những thành quả như đã biết. Anh ta bị (?) hay được(?) báo chí trong nước ca tụng, bốc lên tận mây xanh, rồi được Đảng và nhà nước đặt vào một cái ngai, đội lên đầu một cái mũ miện quá nặng so với sức của bản thân. Nói cho cùng, NBC không phải là cái gì ghê gớm đến mức để mỗi lời nói hay hành động của anh đều bị săm soi, phân tích, hay đánh giá. Anh ta cũng chưa phải là đại diện cho tầng lớp có học (theo định nghĩa của bs Ngọc, tôi không dám dùng chữ trí thức ở đây) của Việt nam để làm một ngọn đuốc đi đầu dẫn đường. Theo tôi, chúng ta hãy để cho NBC yên. Hơn nữa, ai mà biết được những phát biểu của NBC là do chính miệng anh nói ra?

  34. Bổ đề : Trong một con người chỉ tồn tại 2 trong 3 thứ sau:
    – Là người thông minh, có năng lực.
    – Là người có phẩm chất, đạo đức tốt.
    – Là người đảng viên Cộng sản.

  35. Kính chào Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc,

    Tôi xin tự giới thiệu là Lê Quốc Trinh, 65 tuoi, VK Canada, kỹ sư cơ khí chuyên ngành khai khoáng và hoá dầu.

    Tôi hãy còn giữ mãi một quyển sách nhỏ tựa đề Nghĩ Từ Trái Tim, do bác sĩ viết trên chủ đề Bát Nhã Tâm Kinh Ba La Mật, 260 chữ, để làm kỷ niệm về một Giác Ngộ của Đạo Phật. Bác sĩ đã mào đầu cho tôi đi tìm hiểu bộ kinh Bát Nhã và giúp tôi đào sâu thêm về ý nghĩa hai câu kinh nổi tiếng (từng khiến nhiều nhà bác học điên đầu):

    Sắc tức thị Không , Không tức thị Sắc
    Sắc bất dị Không , Không bất dị Sắc

    Ngày hôm nay tôi tình cờ vào Trang AnhBaSam và tóm được blog của bác sĩ. Tôi đành tự cho phép mến chúc bác sĩ luôn luôn khang an, sức khoẻ dồi dào và vui vẻ để tôi có dịp hầu chuyện về vấn đề Đất Nước và Trí Thức, dựa trên căn bản triết lý Nhà Phật. Ngoài triết lý thâm sâu này ra tôi cảm thấy không tìm đâu ra con đường nào giải thoát cho trí tuệ để thấu hiểu rốt ráo bối cảnh phức tạp của Việt Nam.

    Xin hẹn với bác sĩ lần tới,

    Lê Quốc Trinh, Canada
    E-Mail: trinhlq@hotmail.com

    • Cám ơn anh. Xin đính chính tôi không phải Bs Đỗ Hồng Ngọc. Bs ĐHN thuộc lớp người đàn anh của tôi.

  36. Lâu quá không thấy bs xuất hiên. À, thì ra bs bị bịnh, cũng đở lo.
    Có phải chúng ta quá khắc khe? Nếu có đủ những phẩm chất như bsngoc thì quá hoàn hảo. Tôi cho rằng, 02 phẩm chất tối thiểu của người trí thức không thể thiếu là ‘ uyên bác’ và ‘ chánh kiến’. Còn làm được gì, cống hiến được gì cho xã hội còn tùy vào điều kiện ( thời) nửa.

  37. Lần đầu ghé trang của bs Ngọc, lại nghe bệnh viêm khớp cùng bệnh với tôi nên có bài thuốc này gởi bs Ngọc tham khảo:

    Thưa cùng các lão-hữu,
    Gần đây trên email có đề cập về nhửng cách chữa bệnh chắc quí-vị đã rõ ?
    Tuy nhiên Email phương thuốc đông-y trị bệnh Gout dưới đây do một người bạn,mà chính đương-sự đã
    dùng và có kết qủa tốt.Tui xin chuyển,tuy nhiên quyết định là ở………Quí-lão !?
    Nếu thử có kết qủa tốt,xin phổ biến đến nhửng người quen biết.
    dù xây chín……………
    Không bằng làm phước cứu cho một người
    t.hồ

    GỞI CÁC BẠN CÙNG THAM KHẢO .

    CHỮA TUYỆT NỌC BỆNH GOUT
    Hàng năm, cứ mỗi độ giao mùa thì đầu gối của tôi lại bị sưng lên và đỏ như quả cà chua sắp chín, tôi không đi đứng gì được và phải vào bệnh viện. Tôi tốn khá nhiều tiền cho “Tây Y” cũng như “Đông Y”, nhưng bệnh tình vẫn không hết. Cơ may tôi được người bạn giới thiệu cho cháu nội của vị Ngự Y thời nhà Nguyễn sang du lịch Hoa Kỳ; vị Đông Y sĩ này đã cho tôi toa thuốc, sau khi uống theo lời chỉ dẫn, bệnh tình của tôi đã dứt hẳn, không còn đau đớn hay phải kiêng cử gì nữa. Nay tôi giới thiệu cùng các bác, hy vọng đây là tin vui cho mọi người nhân dịp đầu năm.

    Bạch linh 1 lạng
    Bạch trục 5 chỉ (sao vàng khử thổ)
    Ý dĩ 6 chỉ (sao vàng khử thổ)
    Nhân sâm 1 chỉ rưỡi
    Bạch giới tử 3 chỉ
    Quế chi 1 chỉ

    Mỗi thang đổ vào 3 chén rưỡi nước, đun còn nửa chén. Uống xong lại đổ vào 3 chén rưỡi nước, đun còn nửa chén, uống tiếp. Uống như vậy ngày 2 lần. Uống trong vòng 30 ngày.

    Chào làm quen
    Haisg

  38. Trí thức là dấn thân…thế thôi.

    TH

  39. bây giờ bs cho là hết trí phú dịa hào đào tận gốc ……,vẫn thế đấy ,cứ xem nguyễn đan quế …rồi hôm 8/3 nguyễn xuân diện, nguyễn tường thụy, nguyễn kim môn với 7 giờ ngồi tù vô cớ và vi hiến thì biết tôi không vu khống cho đảng ôi sao mà dấn thân phải khéo léo đến thế nào để còn trong nhà tù lớn thì mơi dấn thân tiếp cho công nông được chứ,còn vào nhà tù nhỏ với hai bao cao su như cù huy hà vũ thì dấn thân vào đâu


Leave a comment

Categories