Đó là loại bác sĩ chỉ có ở Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Đó là một loại sản phẩm đặc thù của nền giáo dục đậm chất Xã hội Chủ nghĩa (XHCN). Gần 40 năm trước, xã hội đã biết đến “bác sĩ xuyên tâm liên”, thì nay xã hội phải làm quen với loại bác sĩ cử tuyển. Và xã hội sẽ phải làm quen với những cái chết oan ức trong hệ thống y tế XHCN.  Read More…

Posted by: bsngoc | 15/03/2013

Trí nô ký sinh

Nhờ có chuyện góp ý cho Hiến pháp 1992 chúng ta mới nhìn rõ hơn trình độ của các giáo sư, tiến  sĩ như thế nào. Nói thẳng cho dễ hiểu: dốt. Dốt đến mức khó tưởng tượng nổi. Nhưng tại sao họ dốt như thế? Tôi cho rằng vì nền giáo dục tồi. Chỉ có một nền giáo dục tồi mới sản xuất ra những con người vừa dốt vừa trơ tráo như chúng ta thấy trong thời gian vừa qua. Read More…

Thế là người hát rong nổi tiếng nhất của Việt Nam đã ra đi về cõi vĩnh hằng sau 93 năm rong ruổi cùng vận nước nổi trôi. Thân xác của ông đã trở về lòng đất mẹ, nhưng những lời ca của ông sẽ vẫn còn ngân vang. Và, như thế ông vẫn còn sống với đời, với chúng ta. Read More…

Phải nói cho rõ là “hậu trường chính trị của chế độ Việt Nam theo chủ nghĩa xã hội, hay cộng sản”. Đã có nhiều người viết bài điểm sách, tôi không có gì để viết thêm. Tôi chỉ muốn rút ra vài điểm chính sau khi đã đọc xong bộ sách. Theo tôi nghĩ những câu chuyện Huy Đức thuật lại trong sách có thể giải thích tại sao nước ta nghèo hèn như hiện nay. Tôi cũng nghĩ các lãnh đạo thuộc phe XHCN của miền Bắc phải chịu trách nhiệm lớn trước lịch sử về những sai lầm của họ. Read More…

Posted by: bsngoc | 17/10/2012

Hội chứng hoang tưởng

Hội chứng hoang tưởng (paranoid personality disorder, sẽ viết tắt là PPD) là một rối loạn tâm thần với đặc điểm là người mắc bệnh hay nghi kỵ người khác. Người mặc bệnh PPD không có khả năng tin tưởng vào người khác, nhìn người khác như là những người thù địch. Có thể nói rằng bệnh nhân PPD rất giống với người cộng sản. Read More…

Posted by: bsngoc | 06/07/2012

Tư duy Vương Đình Huệ

Ông Vương Đình Huệ, đương kim bộ trưởng Bộ Tài chính, từng có một bình luận bất hủ. Ông hỏi tại sao một tờ báo tiếp thị mà lại đi bàn chuyện chính trị. Câu hỏi thể hiện cái tư duy của ông, làm nghề gì chỉ có thể nói về nghề đó chứ không nói ra ngoài nghề nghiệp được. Tôi tạm gọi đó là loại “tư duy Vương Đình Huệ”. Thực ra, ông không xứng đáng có tên cho cái “tư duy” đó, nhưng đây chỉ là cách gọi tạm thời. Đó là một tư duy nguỵ biện. Nhưng xem chừng cái tư duy đó được khá nhiều người ủng hộ và còn lấy ra làm chuẩn mực để phê phán những ai dám lên tiếng phản biện những vấn đề xã hội. Read More…

Vài dòng phi lộ: Xin nói trước rằng đây là bài phản hồi của một độc giả có tên là Trần Thị Bảo Vân chứ không phải của chủ blog. Vì thấy bài dài mà có nhiều điểm rất chí lí nên tôi đăng lên đây để chúng ta cùng học hỏi. Tôi là một trong những người mến mộ Dương Tường, nhưng đó là tình cảm tôi dành cho ông, còn về học thuật thì có lẽ cũng nên xem qua những người trong dịch thuật đánh giá thế nào về những tác phẩm dịch thuật của ông. Chính vì thế tôi đăng lại 3 bài mà người phản hồi nói là từ tienve.org, một website tôi mới nghe nhưng không vào được. Read More…

Yevgeny Yevtushenko từng nói rằng “dịch văn cũng như phụ nữ, nếu bản dịch đẹp thì nó không đúng ý nghĩa của bản gốc, nếu bản dịch trung thực với bản gốc thì nó chắc chắn không đẹp”.  Chính vì thể mà các chuyên gia ngoại ngữ thường cảnh báo rằng dịch là phản.  Có nhiều người có lẽ xuất phát từ ý đồ tốt muốn dịch những bài báo tiếng Anh để chia xẻ với đồng nghiệp. Lại có người thiếu khả năng nhưng vì muốn nổi tiếng và lên lớp đồng nghiệp nên biến bản dịch thành một thứ y văn vô dụng và có thể nguy hiểm. Read More…

Hôm nay mới đọc bài về tác giả ma rất thú vị của Gs Nguyễn Văn Tuấn làm tôi liên tưởng đến tình trạng tác giả ma ở Việt Nam. Tôi liên tưởng đến chính tôi cũng từng là một tác giả ma. Theo tôi thấy tình trạng viết mướn cũng có thể xem là hiện tượng tác giả ma. Hiểu như vậy sẽ thấy hiện tượng tác giả ma rất phổ biến ở VN. Read More…

Posted by: bsngoc | 27/05/2012

“Bệnh lạ” hay cách hành xử lạ?

Chữ “lạ” càng ngày càng xuất hiện với mật độ dày đặc trên báo chí. Khởi đầu là “tàu lạ” nay đến “bệnh lạ”. Như một blogger nói, tàu thì không lạ nhưng sự hèn hạ thì quen. Còn bệnh thì cũng không lạ, lạ chăng là cách hành xử lạ lùng và trình độ còn xa lạ với quốc tế. Read More…

Older Posts »

Categories